Những Thủ tục hành chính này THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã ngừng cập nhật từ ngày 11/06/2017, quý khách vui lòng cân nhắc trước khi sử dụng.

Hỗ trợ

Hỗ trợ Pháp Lý
Hỗ trợ Dịch Vụ
ĐT: (028) 3930 3279
DĐ: 0906 22 99 66
 

Tìm trong: Tất cả Tiêu đề Số hồ sơ
Cấp thực hiện: Lĩnh vực thực hiện:   
Kết quả phải: Có tất cả các từ trên Chính xác cụm từ trên
Cơ quan hành chính: Lĩnh vực thực hiện:

Số hồ sơ: B-BXD-263338-TT
Cơ quan hành chính: Bộ Xây dựng
Lĩnh vực thống kê: Xây dựng
Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Không
Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không
Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Cơ quan chuyên môn về xây dựng của Sở Xây dựng, các Sở quản lý công trình chuyên ngành
Cơ quan phối hợp (nếu có): Không
Cách thức thực hiện: Chủ đầu tư gửi 01 bộ hồ sơ thiết kế xây dựng công trình theo đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp đến Sở Xây dựng hoặc các Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành (Sở Giao thông Vận tải, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương)
Thời hạn giải quyết: a) Không quá 40 ngày làm việc với công trình cấp đặc biệt, cấp I
b) Không quá 30 ngày làm việc với các công trình còn lại, trừ các công trình tại Điểm a, Điểm c của mục này
c) Không quá 20 ngày làm việc với công trình thiết kế 1 bước và nhà ở riêng lẻ
Đối tượng thực hiện: Cá nhân và Tổ chức
Kết quả thực hiện: Văn bản về báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế xây dựng công trình theo Phụ lục 2, Phụ lục 5 của Thông tư số 13/2013/TT-BXD
Tình trạng áp dụng: Không còn áp dụng
Trình tự thực hiện
Tên bước Mô tả bước
Bước 1: Đối với các công trình quy định tại Khoản 1 Điều 21 Nghị định số 15/2013/NĐ-CP: Chủ đầu tư gửi 01 bộ hồ sơ thiết kế kỹ thuật với công trình thực hiện thiết kế 3 bước, hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công với công trình thực hiện thiết kế 1 bước hoặc 2 bước và các thiết kế khác triển khai ngay sau thiết kế cơ sở theo đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp đến Sở Xây dựng hoặc các Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành (Sở Giao thông Vận tải, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương)
Bước 2: Cơ quan chuyên môn về xây dựng trực thuộc Sở Xây dựng chịu trách nhiệm thẩm tra các công trình sau: Các loại nhà máy xi măng cấp II, cấp III; các công trình quy định tại Điểm a, Điểm b, Điểm e Khoản 1 Điều 21 Nghị định số 15/2013/NĐ- CP, trừ các công trình quy định tại Khoản 1 Điều 5 Thông tư số 13/2013/TT-BXD
Bước 3: Cơ quan chuyên môn về xây dựng trực thuộc Sở Giao thông vận tải chịu trách nhiệm thẩm tra các công trình sau: Các loại công trình quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 21 Nghị định số 15/2013/NĐ-CP, trừ các công trình quy định tại Khoản 2 Điều 5 Thông tư số 13/2013/TT-BXD
Bước 4: Cơ quan chuyên môn về xây dựng trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chịu trách nhiệm thẩm tra các công trình sau: Các loại công trình quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 21 Nghị định số 15/2013/NĐ-CP, trừ các công trình quy định tại Khoản 3 Điều 5 Thông tư số 13/2013/TT-BXD
Bước 5: Cơ quan chuyên môn về xây dựng trực thuộc Sở Công Thương chịu trách nhiệm thẩm tra các công trình sau: Các loại công trình quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 21 Nghị định số 15/2013/NĐ-CP, trừ các công trình quy định tại Khoản 4 Điều 5 Thông tư số 13/2013/TT-BXD
Bước 6: Trường hợp cơ quan chuyên môn về xây dựng chỉ định tổ chức tư vấn, cá nhân thực hiện công tác thẩm tra theo quy định tại Khoản 3 Điều 21 Nghị định số 15/2013/NĐ-CP thì thực hiện như sau:
+ Đối với công trình không sử dụng vốn ngân sách nhà nước: Trong thời gian 5 ngày làm việc, cơ quan chuyên môn về xây dựng thông báo bằng văn bản và chuyển trả hồ sơ trình thẩm tra để chủ đầu tư lựa chọn các tổ chức có chức năng tư vấn thẩm tra thiết kế đã được công bố công khai trên trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng và có đủ điều kiện năng lực thẩm tra thiết kế phù hợp với loại và cấp công trình theo quy định của pháp luật để ký hợp đồng tư vấn thẩm tra. Trong các nội dung chủ đầu tư ký hợp đồng với tư vấn thẩm tra, phải có đầy đủ các nội dung thẩm tra theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Thông tư số 13/2013/TT-BXD. Chủ đầu tư báo cáo kết quả thẩm tra với cơ quan chuyên môn về xây dựng theo phân cấp để quản lý
+ Đối với công trình sử dụng toàn bộ hoặc một phần vốn ngân sách nhà nước; công trình sử dụng vốn có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước; công trình đầu tư bằng vốn xây dựng cơ bản tập trung; công trình được đầu tư theo hình thức: Xây dựng - chuyển giao (BT), xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT), xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (BTO), hợp tác công - tư (PPP) và những công trình đầu tư bằng những nguồn vốn hỗn hợp khác: Trong thời gian 5 ngày làm việc, cơ quan chuyên môn vè xây dựng lựa chọn tổ chức có chức năng tư vấn thẩm tra thiết kế đã được công bố công khai trên trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng và có đủ điều kiện năng lực thẩm tra thiết kế phù hợp với loại và cấp công trình theo quy định của pháp luật để chỉ định thẩm tra một phần hoặc toàn bộ các nội dung thẩm tra quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 4 Thông tư số 13/2013/TT-BXD và thông báo bằng văn bản tới chủ đầu tư và tổ chức tư vấn để ký hợp đồng tư vấn thẩm tra. Chủ đầu tư báo cáo kết quả thẩm tra với cơ quan chuyên môn về xây dựng để tổng hợp
Bước 7: Cơ quan chuyên môn về xây dựng hoặc tổ chức tư vấn trực tiếp thẩm tra thiết kế có trách nhiệm tổng hợp, lập thông báo kết quả thẩm tra thiết kế theo quy định tại Phụ lục 2 của Thông tư số 13/2013/TT-BXD và đóng dấu vào các bản vẽ thiết kế đã được thẩm tra. Mẫu dấu thẩm tra thiết kế theo quy định tại Phụ lục 3 của Thông tư số 13/2013/TT-BXD. Trong kết quả thẩm tra cần nêu rõ những nội dung chưa đạt yêu cầu cần phải sửa đổi để trình thẩm tra lại (nếu có) trước khi cơ quan chuyên môn về xây dựng hoặc tổ chức cung cấp dịch vụ thẩm tra đóng dấu thẩm tra vào hồ sơ để lưu trữ
Bước 8: Sở Xây dựng, các Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành có thông báo về kết quả thẩm tra của tổ chức tư vấn bằng văn bản theo quy định tại Phụ lục 5 của Thông tư số 13/2013/TT-BXD
Bước 9: Chủ đầu tư xây dựng công trình và nhà thầu thiết kế xây dựng công trình có trách nhiệm hoàn thiện hồ sơ thiết kế xây dựng công trình theo kết quả thẩm tra và ý kiến của cơ quan chuyên môn về xây dựng trước khi quyết định phê duyệt thiết kế
Bước 10: Các bản vẽ thiết kế đã được thẩm tra, đóng dấu được giao lại cho chủ đầu tư và chủ đầu tư có trách nhiệm lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ. Chủ đầu tư có trách nhiệm đáp ứng kịp thời yêu cầu của cơ quan chuyên môn về xây dựng khi cần xem xét hồ sơ đang lưu trữ này. Chủ đầu tư nộp file bản vẽ và dự toán hoặc file bản chụp (đã chỉnh sửa theo kết quả thẩm tra) về cơ quan chuyên môn về xây dựng để quản lý
Bước 11: Trường hợp cần thiết thì người phê duyệt thiết kế đề xuất với cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm tra thêm các nội dung khác ngoài các nội dung cần thẩm tra đã quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 4 Thông tư số 13/2013/TT-BXD
Điều kiện thực hiện
Nội dung Văn bản qui định
Đối với công trình sử dụng toàn bộ hoặc một phần vốn ngân sách nhà nước; công trình sử dụng vốn có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước; công trình đầu tư bằng vốn xây dựng cơ bản tập trung; công trình được đầu tư theo hình thức: Xây dựng - chuyển giao (BT), xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT), xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (BTO), hợp tác công - tư (PPP) và những công trình đầu tư bằng những nguồn vốn hỗn hợp khác theo quy định tại Khoản 1 Điều 21 Nghị định số 15/2013/NĐ-CP, yêu cầu, điều kiện về các nội dung thẩm tra là:
+ Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của các tổ chức, cá nhân thực hiện khảo sát, thiết kế so với yêu cầu của hợp đồng và quy định của pháp luật: Kiểm tra điều kiện năng lực của tổ chức khảo sát, thiết kế; kiểm tra điều kiện năng lực của chủ nhiệm khảo sát, chủ nhiệm đồ án thiết kế, chủ trì thiết kế
+ Sự phù hợp của thiết kế với các quy chuẩn kỹ thuật, các tiêu chuẩn chủ yếu áp dụng cho công trình
+ Mức độ đảm bảo an toàn khác, bao gồm: Sự phù hợp của giải pháp thiết kế nền - móng với đặc điểm địa chất công trình, kết cấu công trình và an toàn đối với các công trình lân cận; sự phù hợp của giải pháp kết cấu với thiết kế công trình, với kết quả khảo sát xây dựng và với công năng của công trình
+ Sự phù hợp của thiết kế cơ sở hoặc nhiệm vụ thiết kế đã được phê duyệt
+ Sự hợp lý của thiết kế để đảm bảo tiết kiệm chi phí trong xây dựng công trình: Kiểm tra việc áp dụng đơn giá, định mức của dự toán; đánh giá giải pháp thiết kế về tiết kiệm chi phí xây dựng
- Đối với công trình không sử dụng vốn ngân sách nhà nước được quy định tại Khoản 1 Điều 21 Nghị định số 15/2013/NĐ-CP, yêu cầu, điều kiện về các nội dung thẩm tra là:
+ Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của các tổ chức, cá nhân thực hiện khảo sát, thiết kế so với yêu cầu của Hợp đồng và quy định của pháp luật: Kiểm tra điều kiện năng lực của tổ chức khảo sát, thiết kế; kiểm tra điều kiện năng lực của chủ nhiệm khảo sát, chủ nhiệm đồ án thiết kế, chủ trì thiết kế
+ Sự phù hợp của thiết kế với các quy chuẩn kỹ thuật, các tiêu chuẩn chủ yếu áp dụng cho công trình
+ Mức độ đảm bảo an toàn khác, bao gồm: Sự phù hợp của giải pháp thiết kế nền - móng với đặc điểm địa chất công trình, kết cấu công trình và an toàn đối với các công trình lân cận; sự phù hợp của giải pháp kết cấu với thiết kế công trình, với kết quả khảo sát xây dựng và với công năng của công trình
Tờ trình thẩm tra thiết kế xây dựng (theo Phụ lục 1 Thông tư số 13/2013/TT-BXD)
Quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình hoặc văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng công trình (bản chính hoặc bản sao có dấu của chủ đầu tư); hồ sơ thiết kế cơ sở đã được phê duyệt cùng dự án đầu tư xây dựng hoặc nhiệm vụ thiết kế đã được phê duyệt với trường hợp thiết kế một bước; văn bản thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy, báo cáo đánh giá tác động môi trường (nếu có)
Báo cáo tổng hợp của chủ đầu tư về các nội dung đã được quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 1 Điều 20 Nghị định số 15/2013/NĐ-CP; điều kiện năng lực của nhà thầu khảo sát, nhà thầu thiết kế xây dựng; kinh nghiệm chủ nhiệm thiết kế, khảo sát và các chủ trì thiết kế kèm theo có ký xác nhận và đóng dấu của chủ đầu tư
Các hồ sơ khảo sát xây dựng có liên quan đến bản vẽ và thuyết minh thiết kế (bản chính hoặc bản sao có đóng dấu của chủ đầu tư)
Các bản vẽ và thuyết minh thiết kế theo quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều 7 Thông tư số 13/2013/TT-BXD
Dự toán xây dựng công trình (bản chính) đối với công trình có sử dụng vốn ngân sách nhà nước
Số bộ hồ sơ: 1 bộ
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai Văn bản qui định
Tờ trình thẩm tra thiết kế xây dựng công trình
Tải về
Tên phí Mức phí Văn bản qui định
Phí thẩm tra Phí thẩm tra của cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng quy định tại Thông tư số 75/2014/TT-BTC ngày 12/6/2014 của Bộ Tài chính Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm tra thiết kế công trình xây dựng
TTHC bị sửa đổi, bổ sung - [0]
...
TTHC bị thay thế - [0]
...
TTHC bổ trợ - [0]
...
TTHC đang xem
Thẩm tra thiết kế khi thay đổi thiết kế hạng mục hoặc toàn bộ công trình; sửa chữa, cải tạo công trình phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Xây dựng, Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành - Bộ Xây dựng
Số hồ sơ:
B-BXD-263338-TT
Cơ quan hành chính:
Bộ Xây dựng
Lĩnh vực:
Xây dựng
Tình trạng:
Không còn áp dụng

0
22