Những Thủ tục hành chính này THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã ngừng cập nhật từ ngày 11/06/2017, quý khách vui lòng cân nhắc trước khi sử dụng.

Hỗ trợ

Hỗ trợ Pháp Lý
Hỗ trợ Dịch Vụ
ĐT: (028) 3930 3279
DĐ: 0906 22 99 66
 

Tìm trong: Tất cả Tiêu đề Số hồ sơ
Cấp thực hiện: Lĩnh vực thực hiện:   
Kết quả phải: Có tất cả các từ trên Chính xác cụm từ trên
Cơ quan hành chính: Lĩnh vực thực hiện:

Số hồ sơ: B-BYT-042151-TT
Cơ quan hành chính: Bộ Y tế
Lĩnh vực thống kê: Khám chữa bệnh
Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ Y tế
Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Sở Y tế
Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Y tế
Cơ quan phối hợp (nếu có): Không
Cách thức thực hiện: Qua bưu điện
Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
Đối tượng thực hiện: Tổ chức
Kết quả thực hiện: Giấy chứng nhận
Tình trạng áp dụng: Còn áp dụng
Trình tự thực hiện
Tên bước Mô tả bước
Bước 1: Cá nhân gửi hồ sơ về Sở Y tế
Bước 2: Sở Y tế gửi Phiếu tiếp nhận hồ sơ cho đương sự
Bước 3: Sau 15 ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên phiếu tiếp nhận hồ sơ, nếu không có yêu cầu bổ sung thì Sở Y tế tổ chức thẩm định để cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cho tổ chức
Bước 4: Trường hợp hồ sơ đề nghị cấp chưa hợp lệ, thì trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, Sở Y tế có văn bản thông báo cho đương sự bổ sung. Nếu hồ sơ bổ sung không đúng theo yêu cầu thì tiếp tục thông báo cho cá nhân để bổ sung tiếp
Bước 5: Khi nhận được văn bản yêu cầu , đương sự phải bổ sung gửi về Sở Y tế. Sau 15 ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên sổ công văn đến, nếu không có yêu cầu bổ sung thì Sở Y tế tổ chức thẩm định để cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện
Điều kiện thực hiện
Nội dung Văn bản qui định
Điều kiện phạm vi hoạt động chuyên môn hành nghề y tư nhân (Khoản 6- Mục V Thông tư của Bộ Y tế số 07/2007/TT-BYT ngày 25/5/2007)
Điều kiện và phạm vi chuyên môn hành nghề đối với phòng khám chuyên khoa răng - hàm - mặt:
- Điều kiện về nhân sự và cơ sở vật chất
+ Người đứng đầu phải có chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh được phép đăng ký phòng khám chuyên khoa răng - hàm - mặt
+ Người làm công việc chuyên môn phải đảm bảo đủ các điều kiện theo quy định tại Mục VIII của Thông tư này;
+ Phải có đủ dụng cụ chuyên môn phù hợp phạm vi hành nghề, có hộp thuốc chống choáng và đủ thuốc cấp cứu chuyên khoa
+ Phòng khám và điều trị phải có diện tích ít nhất là 10m2 cho mỗi ghế răng và phải được ốp gạch men hoặc vật liệu chống thấm bảo đảm vệ sinh vô trùng, chiều cao không thấp hơn 3,1m
+ Bảo đảm các điều kiện xử lý chất thải và vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật
- Phạm vi hành nghề
+ Khám, chữa bệnh thông thường, cấp cứu ban đầu các vết thương hàm mặt
+ Làm các tiểu phẫu sửa sẹo vết thương nhỏ dài dưới 02cm ở mặt
+ Nắn sai khớp hàm
+ Điều trị laze bề mặt
+ Chữa các bệnh viêm quanh răng
+ Chích, rạch áp xe, lấy cao răng, nhổ răng
+ Làm răng, hàm giả
+ Chỉnh hình răng miệng
+ Chữa răng và điều trị nội nha
+ Tiểu phẫu thuật răng miệng
Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề
Bản sao hợp pháp Chứng chỉ hành nghề phù hợp với hình thức đăng ký hành nghề
Bản sao hợp pháp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Bản kê khai tổ chức nhân sự, trang thiết bị chuyên môn, cơ sở vật chất kỹ thuật; giá viện phí
Số bộ hồ sơ: Không qui định
Tên phí Mức phí Văn bản qui định
Thẩm định tiêu chuẩn và điều kiện hành nghề đối với cơ sở y tế tư nhân phòng khám chuyên khoa - 350.000 đồng /cơ sở – TP, trực thuộc Trung ương. - 240.000 đồng/ cơ sở – Tỉnh đồng bằng trung du - 180.000 đồng/ cơ sở - Tỉnh niền núi, vùng sâu, vùng xa.
TTHC bị sửa đổi, bổ sung - [0]
...
TTHC bị thay thế - [0]
...
TTHC bổ trợ - [0]
...

0
28