Những Thủ tục hành chính này THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã ngừng cập nhật từ ngày 11/06/2017, quý khách vui lòng cân nhắc trước khi sử dụng.

Hỗ trợ

Hỗ trợ Pháp Lý
Hỗ trợ Dịch Vụ
ĐT: (028) 3930 3279
DĐ: 0906 22 99 66
 

Tìm trong: Tất cả Tiêu đề Số hồ sơ
Cấp thực hiện: Lĩnh vực thực hiện:   
Kết quả phải: Có tất cả các từ trên Chính xác cụm từ trên
Cơ quan hành chính: Lĩnh vực thực hiện:

Số hồ sơ: T-AGI-265845-TT
Cơ quan hành chính: An Giang
Lĩnh vực thống kê: Xây dựng
Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Không
Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không
Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Xây dựng
Cơ quan phối hợp (nếu có): Không
Cách thức thực hiện: Trụ sở cơ quan HC, Qua bưu điện
Thời hạn giải quyết: - Đối với nhà ở riêng lẻ:
+ Đối với địa bàn là thành phố và thị xã: 15 ngày làm việc
+ Đối với các huyện: 10 ngày làm việc
- Đối với các công trình còn lại:
+ Đối với địa bàn là thành phố và thị xã: 20 ngày làm việc
+ Đối với các huyện: 15 ngày làm việc
Đối tượng thực hiện: Cá nhân và Tổ chức
Kết quả thực hiện: Giấy phép xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế có đóng dấu của Sở Xây dựng hoặc văn bản trả lời đối với trường hợp không đủ điều kiện để cấp giấy phép xây dựng
Tình trạng áp dụng: Còn áp dụng
Trình tự thực hiện
Tên bước Mô tả bước
Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng hoặc qua đường bưu chính
Bước 2: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận hồ sơ, ghi biên nhận và chuyển hồ sơ cho Phòng Kiến trúc, Quy hoạch xây dựng tác nghiệp
Bước 3: Phòng Kiến trúc, Quy hoạch xây dựng xem xét hồ sơ, kiểm tra thực địa và tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan quản lý nhà nước về những lĩnh vực có liên quan (nếu thấy cần thiết), soạn giấy phép xây dựng trình lãnh đạo Sở xem xét, ký duyệt
Bước 4: Phòng Kiến trúc, Quy hoạch xây dựng chuyển kết quả cho Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả
Bước 5: Tổ chức, cá nhân nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng
(Khi đến nhận kết quả phải có biên nhận. Trường hợp nhận thay phải có biên nhận và giấy giới thiệu hoặc giấy ủy quyền của cá nhân, tổ chức đề nghị cấp)
Điều kiện thực hiện
Nội dung Văn bản qui định
Việc cấp giấy phép xây dựng phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
+ Phù hợp với quy hoạch xây dựng, mục đích sử dụng đất, mục tiêu đầu tư.
+ Tuân thủ các quy định về chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng; đảm bảo an toàn công trình và công trình lân cận và các yêu cầu về: giới hạn tĩnh không, độ thông thuỷ, bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật, phòng cháy chữa cháy (viết tắt là PCCC), hạ tầng kỹ thuật (giao thông, điện, nước, viễn thông), hành lang bảo vệ công trình thuỷ lợi, đê điều, năng lượng, giao thông, khu di sản văn hoá, di tích lịch sử - văn hóa và đảm bảo khoảng cách đến các công trình dễ cháy, nổ, độc hại, các công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia.
+ Đối với công trình trong đô thị phải:
Phù hợp với: Quy hoạch chi tiết xây dựng, quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị, thiết kế đô thị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Đối với công trình xây dựng ở khu vực, tuyến phố trong đô thị đã ổn định nhưng chưa có quy hoạch chi tiết, thì phải phù hợp với Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị hoặc thiết kế đô thị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
Công trình xây dựng dân dụng cấp đặc biệt, cấp I trong đô thị phải có thiết kế tầng hầm theo yêu cầu của đồ án quy hoạch đô thị và Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
+ Đối với công trình xây dựng ngoài đô thị: phải phù hợp với vị trí và tổng mặt bằng của dự án đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản.
+ Hồ sơ thiết kế xây dựng phải được tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định thực hiện; thiết kế phải được thẩm định, phê duyệt theo quy định. Đối với nhà ở riêng lẻ có tổng diện tích sàn nhỏ hơn 250m2, dưới 3 tầng và không nằm trong khu vực bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa thì chủ đầu tư được tự tổ chức thiết kế xây dựng và tự chịu trách nhiệm về an toàn của công trình và các công trình lân cận.
+ Trước khi xây dựng hoặc trong quá trình xây dựng, trường hợp có điều chỉnh thiết kế làm thay đổi một trong các nội dung dư¬ới đây so với thiết kế đã được cấp giấy phép xây dựng, chủ đầu tư¬ phải đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng trước khi xây dựng theo nội dung điều chỉnh:
Thay đổi hình thức kiến trúc các mặt ngoài của công trình;
Thay đổi một trong các yếu tố: Vị trí xây dựng công trình, cốt nền xây dựng công trình, diện tích xây dựng, tổng diện tích sàn xây dựng, quy mô, chiều cao công trình, số tầng (đối với công trình dân dụng) và các yếu tố khác ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực chính;
Khi điều chỉnh thiết kế bên trong công trình làm thay đổi công năng sử dụng và ảnh hưởng đến phòng cháy chữa cháy, môi trường.
01 bản chính đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng (theo Mẫu số 24 tại phụ lục 2 ban hành kèm theo Quyết định số 26/2013/QĐ-UBND)
01 bản chính giấy phép xây dựng đã được cấp
02 bộ bản vẽ (bản chính) thiết kế mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt bộ phận, hạng mục công trình đề nghị điều chỉnh, tỷ lệ 1/50 -1/200
- Những giấy tờ chứng minh về quyền sử dụng đất và bản đồ trích đo khu đất hoặc hồ sơ kỹ thuật khu đất phù hợp theo quy định (trong trường hợp thiết kế có thay đổi về diện tích sử dụng đất)
+ Báo cáo kết quả thẩm định và văn bản phê duyệt thiết kế điều chỉnh (trừ nhà ở riêng lẻ) của chủ đầu tư, trong đó có nội dung đảm bảo an toàn chịu lực; an toàn PCCC; bảo đảm môi tr¬ường. Báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế (nếu có) do tổ chức tư vấn có đủ điều kiện năng lực theo quy định thực hiện
+ Đối với công trình đã khởi công xây dựng thì cơ quan nào cấp giấy phép xây dựng công trình phải cử cán bộ đến công trình để kiểm tra, xem xét và có trách nhiệm xác nhận bằng “Biên bản kiểm tra hiện trạng công trình” việc chủ đầu tư xây dựng đúng theo giấy phép xây dựng tại thời điểm xin điều chỉnh giấy phép xây dựng
Tuỳ thuộc địa điểm xây dựng công trình, quy mô công trình, tính chất công trình, đối chiếu với các quy định của quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng; quy chuẩn, tiêu chuẩn chuyên ngành và các quy định của pháp luật liên quan, hồ sơ đề nghị cấp phép xây dựng còn phải bổ sung các tài liệu sau:
- Giấy chứng nhận thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy (PCCC) và các bản vẽ thiết kế kỹ thuật công trình, bản vẽ hệ thống PCCC tỷ lệ 1/50 - 1/200, phải được cơ quan Cảnh sát PCCC đóng dấu đã thẩm duyệt về PCCC (theo quy định tại Phụ lục số 5 ban hành kèm theo Quy định này).
- Những dự án, công trình do cơ quan quản lý xây dựng và chủ đầu tư thẩm định thiết kế về PCCC trước khi đưa vào sử dụng, chủ đầu tư phải có văn bản thông báo cam kết với cơ quan Cảnh sát PCCC (theo quy định tại Phụ lục số 6 ban hành kèm theo Quy định này).
- Báo cáo kết quả thẩm định và văn bản phê duyệt thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công của chủ đầu tư theo quy định; Báo cáo thẩm tra thiết kế do cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng hoặc tổ chức tư vấn có đủ điều kiện năng lực theo quy định thực hiện, kèm theo các bản vẽ kết cấu chịu lực chính có ký tên, đóng dấu của tổ chức, cá nhân thiết kế.
- Đối với công trình thuộc danh mục lập báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cam kết bảo vệ môi trường: phải có quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc giấy cam kết bảo vệ môi trường (theo quy định tại Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường).
- Văn bản phê duyệt biện pháp thi công của chủ đầu tư đảm bảo an toàn cho công trình và công trình lân cận, đối với công trình xây chen có tầng hầm.
Bản kê khai năng lực, kinh nghiệm của tổ chức thiết kế, cá nhân là chủ nhiệm, chủ trì thiết kế theo mẫu, kèm theo bản sao có chứng thực của chứng chỉ hành nghề của chủ nhiệm, chủ trì thiết kế – áp dụng theo phụ lục số 03 của Quyết định số 26/2013/QĐ-UBND
Số bộ hồ sơ: 1 bộ
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai Văn bản qui định
Đơn đê nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng công trình
Tải về
Tên phí Mức phí Văn bản qui định
Phí 100.000 đồng/giấy phép xây dựng
Căn cứ pháp lý
TTHC liên quan nội dung
TTHC liên quan hiệu lực

0
23