Những Thủ tục hành chính này THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã ngừng cập nhật từ ngày 11/06/2017, quý khách vui lòng cân nhắc trước khi sử dụng.

Hỗ trợ

Hỗ trợ Pháp Lý
Hỗ trợ Dịch Vụ
ĐT: (028) 3930 3279
DĐ: 0906 22 99 66
 

Tìm trong: Tất cả Tiêu đề Số hồ sơ
Cấp thực hiện: Lĩnh vực thực hiện:   
Kết quả phải: Có tất cả các từ trên Chính xác cụm từ trên
Cơ quan hành chính: Lĩnh vực thực hiện:

Số hồ sơ: T-BPC-265984-TT
Cơ quan hành chính: Bình Phước
Lĩnh vực thống kê: Xây dựng
Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Xây dựng
Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không
Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng chuyên môn của Sở Xây dựng
Cơ quan phối hợp (nếu có): Không
Cách thức thực hiện: Gửi trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính, hoặc theo đường bưu điện.
Thời hạn giải quyết: Không quá 15 ngày làm việc đối với các công trình được thiết kế 2 bước trở lên, không quá 10 ngày làm việc đối với các công trình thiết kế 1 bước.
Đối tượng thực hiện: Cá nhân và Tổ chức
Kết quả thực hiện: Kết quả thẩm tra thiết kế
Tình trạng áp dụng: Còn áp dụng
Trình tự thực hiện
Tên bước Mô tả bước
Bước 1: Trường hợp Sở Xây dựng trực tiếp thẩm tra.
Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ thẩm tra thiết kế xây dựng tại Sở Xây dựng.
- Bước 1: Bộ phận một cửa - Văn phòng:
+ Tiếp nhận hồ sơ theo quy định: Tiếp nhận và có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ về số lượng và tính hợp pháp của hồ sơ; ghi giấy biên nhận đối với trường hợp hồ sơ đáp ứng theo quy định hoặc hướng dẫn để chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ đối với trường hợp hồ sơ không đáp ứng theo quy định.
+ Sau khi nhận hồ sơ cán bộ tiếp nhận hồ sơ (TNHS) nhập thông tin vào sổ hoặc phần mềm TNHS
+ Chuyển hồ sơ cho Phòng chuyên môn.
- Bước 2:
+ Trong thời gian 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ (đối với hồ sơ thiết kế 2 bước trở lên), và 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ (đối với hồ sơ thiết kế 1 bước), Sở Xây dựng có trách nhiệm kiểm tra, căn cứ các quy định hiện hành, nếu hồ sơ đủ điều kiện thì thực hiện các bước tiếp theo. Trường hợp hồ sơ chưa đủ điều kiện thì thông báo một lần bằng công văn cho tổ chức, cá nhân để bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.
+ Trường hợp hồ sơ chưa đáp ứng được yêu cầu theo công văn thông báo thì thông báo lần 2 bằng công văn hướng dẫn cho tổ chức, cá nhân tiếp tục hoàn thiện hồ sơ. Tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục có trách nhiệm bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo công văn thông báo. Sau hai lần bổ sung, hồ sơ vẫn không đáp ứng được các điều kiện theo quy định thì Sở Xây dựng xem xét trả hồ sơ.
- Bước 3: Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ Sở xây dựng tiến hành thẩm tra thiết kế theo đúng thời gian quy định.
Bước 2: Trường hợp Sở Xây dựng chỉ định tổ chức tư vấn thẩm tra thì thực hiện như sau:
Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ thẩm tra thiết kế xây dựng tại Sở Xây dựng.
- Bước 1: Bộ phận một cửa - Văn phòng:
+ Tiếp nhận hồ sơ theo quy định: Tiếp nhận và có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ về số lượng và tính hợp pháp của hồ sơ; ghi giấy biên nhận đối với trường hợp hồ sơ đáp ứng theo quy định hoặc hướng dẫn để chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ đối với trường hợp hồ sơ không đáp ứng theo quy định.
+ Sau khi nhận hồ sơ cán bộ tiếp nhận hồ sơ (TNHS) nhập thông tin vào sổ hoặc phần mềm TNHS
- Bước 2: Trong thời gian 5 ngày làm việc (đối với hồ sơ thiết kế 2 bước trở lên), và 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ (đối với hồ sơ thiết kế 1 bước), Sở Xây dựng sẽ có công văn thông báo đến chủ đầu tư tên tổ chức tư vấn được chỉ định thẩm tra thiết kế (được lựa chọn trong danh sách công bố trên trang mạng thông tin điện tử của Sở Xây dựng, Bộ Xây dựng).
- Bước 3: Chủ đầu tư ký hợp đồng với tổ chức tư vấn thẩm tra được Sở Xây dựng chỉ định.
- Bước 4: Chủ đầu tư gửi hồ sơ thẩm tra thiết kế đã được hoàn thiện và kết quả thẩm tra của tổ chức tư vấn (theo quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư số 13/2013/TT-BXD) đã được tổ chức tư vấn đóng dấu “Thiết kế đã thẩm tra” đến Sở Xây dựng.
- Bước 5: Sở Xây dựng xem xét nội dung kết quả thẩm tra của tổ chức và có thông báo kết quả thẩm tra của tổ chức tư vấn bằng văn bản theo quy định tại Phụ lục 5 của Thông tư số 13/2013/TT-BXD.
Điều kiện thực hiện
Nội dung Văn bản qui định
- Đối với công trình sử dụng toàn bộ hoặc một phần vốn ngân sách nhà nước; công trình sử dụng vốn có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước; công trình đầu tư bằng vốn xây dựng cơ bản tập trung; công trình được đầu tư theo hình thức: Xây dựng - chuyển giao (BT), xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT), xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (BTO), hợp tác công - tư (PPP) và những công trình đầu tư bằng những nguồn vốn hỗn hợp khác theo quy định tại Khoản 1 Điều 21 Nghị định số 15/2013/NĐ-CP, yêu cầu, điều kiện về các nội dung thẩm tra là:
+ Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của các tổ chức, cá nhân thực hiện khảo sát, thiết kế so với yêu cầu của hợp đồng và quy định của pháp luật: Kiểm tra điều kiện năng lực của tổ chức khảo sát, thiết kế; kiểm tra điều kiện năng lực của chủ nhiệm khảo sát, chủ nhiệm đồ án thiết kế, chủ trì thiết kế;
+ Sự phù hợp của thiết kế với các quy chuẩn kỹ thuật, các tiêu chuẩn chủ yếu áp dụng cho công trình;
+ Mức độ đảm bảo an toàn khác, bao gồm: Sự phù hợp của giải pháp thiết kế nền - móng với đặc điểm địa chất công trình, kết cấu công trình và an toàn đối với các công trình lân cận; sự phù hợp của giải pháp kết cấu với thiết kế công trình, với kết quả khảo sát xây dựng và với công năng của công trình;
+ Sự phù hợp của thiết kế cơ sở hoặc nhiệm vụ thiết kế đã được phê duyệt;
+ Sự hợp lý của thiết kế để đảm bảo tiết kiệm chi phí trong xây dựng công trình: Kiểm tra việc áp dụng đơn giá, định mức của dự toán; đánh giá giải pháp thiết kế về tiết kiệm chi phí xây dựng.
- Đối với công trình không sử dụng vốn ngân sách nhà nước được quy định tại Khoản 1 Điều 21 Nghị định số 15/2013/NĐ-CP, yêu cầu, điều kiện về các nội dung thẩm tra là:
+ Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của các tổ chức, cá nhân thực hiện khảo sát, thiết kế so với yêu cầu của Hợp đồng và quy định của pháp luật: Kiểm tra điều kiện năng lực của tổ chức khảo sát, thiết kế; kiểm tra điều kiện năng lực của chủ nhiệm khảo sát, chủ nhiệm đồ án thiết kế, chủ trì thiết kế;
+ Sự phù hợp của thiết kế với các quy chuẩn kỹ thuật, các tiêu chuẩn chủ yếu áp dụng cho công trình;
+ Mức độ đảm bảo an toàn khác, bao gồm: Sự phù hợp của giải pháp thiết kế nền - móng với đặc điểm địa chất công trình, kết cấu công trình và an toàn đối với các công trình lân cận; sự phù hợp của giải pháp kết cấu với thiết kế công trình, với kết quả khảo sát xây dựng và với công năng của công trình.
Tờ trình thẩm tra thiết kế xây dựng.
Các văn bản pháp lý có liên quan gồm:
+ Quyết định phê duyệt dự án hoặc văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng công trình ( đối với dự án đầu tư), kèm theo hồ sơ thiết kế cơ sở; Nhiệm vụ thiết kế đã được chủ đầu tư phê duyệt (đối với báo cáo kinh tế kỹ thuật).
+ Văn bản thẩm duyệt về phòng cháy chữa cháy (nếu có).
+ Báo cáo đánh giá tác động môi trường (nếu có).
Báo cáo tổng hợp của chủ đầu tư (nội dung theo quy định tại điều 20, khoản 1, điểm a,b Nghị định số 15/2013/NĐ-CP và điều 7, khoản 1, điểm c Thông tư số 13/2013/TT-BXD.
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của nhà thầu khảo sát xây dựng, nhà thầu thiết kế xây dựng và chứng chỉ hành nghề của chủ nhiệm khảo sát xây dựng, chủ nhiệm thiết kế xây dựng, các chủ trì thiết kế xây dựng
Các hồ sơ khảo sát xây dựng gồm:
+ Nhiệm vụ khảo sát xây dựng.
+ Báo cáo kết quả khảo sát.
+ Biên bản nghiệm thu kết quả khảo sát.
Thuyết minh và các bản vẽ thiết kế xây dựng (bản chính và file).
Dự toán xây dựng công trình (bản chính và file).
Số bộ hồ sơ: 1 bộ
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai Văn bản qui định
Tờ trình thẩm tra TKXD theo phụ lục 1, Thông tư số 13/2013/TT-BXD.
Tải về
Tên phí Mức phí Văn bản qui định
Theo Thông tư số 75/2014/TT-BTC ngày 12/06/2014 của Bộ Tài chính.
TTHC liên quan nội dung
TTHC liên quan hiệu lực

0
25