Những Thủ tục hành chính này THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã ngừng cập nhật từ ngày 11/06/2017, quý khách vui lòng cân nhắc trước khi sử dụng.

Hỗ trợ

Hỗ trợ Pháp Lý
Hỗ trợ Dịch Vụ
ĐT: (028) 3930 3279
DĐ: 0906 22 99 66
 

Tìm trong: Tất cả Tiêu đề Số hồ sơ
Cấp thực hiện: Lĩnh vực thực hiện:   
Kết quả phải: Có tất cả các từ trên Chính xác cụm từ trên
Cơ quan hành chính: Lĩnh vực thực hiện:

Số hồ sơ: T-DLA-261050-TT
Cơ quan hành chính: Đắk Lắk
Lĩnh vực thống kê: Hành chính tư pháp
Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân tỉnh
Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không
Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Tư pháp
Cơ quan phối hợp (nếu có): Các cơ quan chuyên môn quản lý về lĩnh vực giám định tư pháp.
Cách thức thực hiện: Giám định viên tư pháp nộp hồ sơ xin phép thành lập Văn phòng giám định tư pháp trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp, số 04 đường Trường Chinh, Thành phố Buôn Ma Thuột.
Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (trong thời hạn 30 ngày tại Sở Tư pháp và trong thời hạn 15 ngày tại Uỷ ban nhân dân tỉnh).
Đối tượng thực hiện: Cá nhân
Kết quả thực hiện: Quyết định cho phép thành lập
Tình trạng áp dụng: Còn áp dụng
Trình tự thực hiện
Tên bước Mô tả bước
Bước 1: Giám định viên tư pháp nộp hồ sơ xin phép thành lập Văn phòng giám định tư pháp trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp, số 04 đường Trường Chinh, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.
Bước 2: Cán bộ Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn bổ sung hồ sơ theo quy định của pháp luật. Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ viết phiếu tiếp nhận và hẹn trả hồ sơ, trình Ủy ban nhân dân tỉnh.
Bước 3: Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định cho phép thành lập Văn phòng Giám định tư pháp. Trong trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Bước 4: Giám định viên tư pháp nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp, số 04 đường Trường Chinh, Tp. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.
Thời gian làm việc: các ngày trong tuần, từ thứ 2 đến thứ 6 (trừ ngày nghỉ Lễ theo quy định). Buổi sáng: Từ 7 giờ 15 phút đến 11 giờ 15 phút. Buổi chiều: Từ 13 giờ 30 phút đến 16 giờ 30 phút.
Điều kiện thực hiện
Nội dung Văn bản qui định
Giám định viên tư pháp được thành lập Văn phòng giám định tư pháp khi có đủ các điều kiện sau đây:
+ Có từ đủ 05 năm trở lên là giám định viên tư pháp trong lĩnh vực đề nghị thành lập Văn phòng;
+ Có Đề án thành lập theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 16 của Luật Giám định Tư pháp.
- Cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng không được thành lập Văn phòng giám định tư pháp.
(Cơ sở pháp lý: Điều 15 Luật Giám định tư pháp năm 2012)
Văn phòng giám định tư pháp trong lĩnh vực tài chính phải có đủ các điều kiện sau:
+ Có trụ sở riêng thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tối thiểu là 03 (ba) năm kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định cho phép thành lập Văn phòng giám định.
+ Có phòng làm việc cho giám định viên và nhân viên; có tủ hoặc kho hoặc khu vực riêng lưu trữ hồ sơ giám định.
(Cơ sở pháp lý: Điều 5, Thông tư số 138/2013/TT-BTC)
Đơn xin phép thành lập phải có các nội dung chủ yếu sau:
+ Họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; nơi đăng ký hộ khẩu thường trú; số chứng minh thư nhân dân của người xin phép thành lập Văn phòng;
+ Họ và tên thành viên hợp danh, thành viên góp vốn;
+ Tên gọi, địa chỉ trụ sở dự kiến của Văn phòng;
+ Lĩnh vực giám định tư pháp;
+ Cam kết về việc tuân thủ pháp luật trong quá trình hoạt động.
Bản sao Quyết định bổ nhiệm giám định viên tư pháp;
Dự thảo Quy chế tổ chức, hoạt động của Văn phòng giám định tư pháp:
+ Đối với Văn phòng giám định tư pháp hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân phải có các nội dung chủ yếu là: Tên gọi, địa chỉ trụ sở dự kiến của Văn phòng; Lĩnh vực giám định tư pháp; Họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; nơi đăng ký hộ khẩu thường trú; số chứng minh thư nhân dân của người đại diện theo pháp luật của Văn phòng; Danh sách giám định viên tư pháp làm việc theo chế độ hợp đồng (nếu có); Quy định về việc sử dụng giám định viên tư pháp; Quyền và nghĩa vụ của Văn phòng; Chế độ thông tin, báo cáo; Hiệu lực thi hành.
+ Đối với Văn phòng giám định tư pháp hoạt động theo loại hình công ty hợp danh, ngoài các nội dung chủ yếu như đối với Văn phòng giám định tư pháp hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân, còn phải có các nội dung sau: Họ và tên thành viên hợp danh, thành viên góp vốn (nếu có); Phần vốn góp của thành viên hợp danh, thành viên góp vốn (nếu có); Quyền và nghĩa vụ của thành viên hợp danh, thành viên góp vốn (nếu có); Cơ cấu tổ chức quản lý; Thể thức thông qua quyết định của Văn phòng; Căn cứ và phương pháp xác định thù lao, tiền lương và thưởng cho thành viên hợp danh, thành viên góp vốn và nhân viên; Nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ, phân chia lợi nhuận; Các trường hợp chấm dứt hoạt động và thủ tục thanh lý tài sản; Thể thức sửa đổi, bổ sung Quy chế; Họ và tên, chữ ký của thành viên hợp danh; Các nội dung khác do các thành viên hợp danh thỏa thuận không trái với quy định của pháp luật.
Đề án thành lập Văn phòng giám định tư pháp phải nêu rõ mục đích thành lập; dự kiến về tên gọi, nhân sự, địa điểm đặt trụ sở; điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện giám định theo quy định của bộ, cơ quan ngang bộ quản lý chuyên môn về lĩnh vực giám định và kế hoạch triển khai thực hiện.
Số bộ hồ sơ: 1 bộ
TTHC bị sửa đổi, bổ sung - [0]
...
TTHC bị thay thế - [0]
...
TTHC bổ trợ - [0]
...
TTHC đang xem
Thành lập Văn phòng giám định tư pháp - Đắk Lắk
Số hồ sơ:
T-DLA-261050-TT
Cơ quan hành chính:
Đắk Lắk
Lĩnh vực:
Hành chính tư pháp
Tình trạng:
Còn áp dụng

0
23