|
Tìm trong:
|
Tất cả
|
Tiêu đề
Số hồ sơ
|
Cấp thực hiện:
|
|
Lĩnh vực thực hiện:
|
Cơ quan hành chính:
|
|
Lĩnh vực thực hiện:
|
|
|
|
Số hồ sơ: |
T-DLA-BS224 |
Cơ quan hành chính: |
Đắk Lắk |
Lĩnh vực thống kê: |
Xây dựng |
Cơ quan có thẩm quyền quyết định: |
Không |
Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): |
Không |
Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: |
Sở Xây dựng Đắk Lắk. |
Cơ quan phối hợp (nếu có): |
Không |
Cách thức thực hiện: |
Công dân nộp hồ sơ và nhận kết quả trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Xây dựng Đắk Lắk. |
Thời hạn giải quyết: |
Trong thời gian 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định (bao gồm cả thời gian lấy ý kiến của các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan trong thời gian 10 ngày làm việc). |
Đối tượng thực hiện: |
Tổ chức |
Kết quả thực hiện: |
Giấy phép di dời |
Tình trạng áp dụng: |
Còn áp dụng |
Trình tự thực hiện
|
Tên bước
|
Mô tả bước
|
Bước 1:
|
Chuẩn bị hồ sơ
Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng Đắk Lắk, Số 15 Hùng Vương - Phường Tự An - thành phố Buôn Ma Thuột (hồ sơ kèm theo quy định tại phần c).
|
Bước 2:
|
Tiếp nhận và xử lý hồ sơ
- Cán bộ Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thực hiện tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ. Trường hợp hồ sơ đảm bảo theo quy định, thì viết giấy hẹn theo thời gian quy định. Trường hợp hồ sơ không đảm bảo theo quy định, thì cán bộ tiếp nhận hướng dẫn bằng phiếu hướng dẫn để cá nhân, tổ chức hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
- Cán bộ bộ phận tiếp nhận và trả kết quả chuyển thông tin hồ sơ đến Lãnh đạo Sở để có ý kiến chỉ đạo và giao nhiệm vụ cho Phòng chuyên môn xử lý. Hồ sơ được chuyển đến các Phòng chuyên môn để xử lý, giải quyết sau khi có phiếu chuyển của Lãnh đạo Sở.
|
Bước 3:
|
Trả kết quả
- Cán bộ Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận kết quả từ các Phòng chuyên môn và kiểm tra việc thực hiện nộp phí, lệ phí theo quy định của các tổ chức, cá nhân trước khi trả kết quả.
- Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Sáng từ 7 giờ 00 đến 11 giờ 30 và chiều từ 13 giờ 30 đến 17 giờ 00, từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (thứ 7, chủ nhật và ngày lễ nghỉ).
|
Điều kiện thực hiện
|
Nội dung |
Văn bản qui định |
Phù hợp với quy hoạch xây dựng, mục đích sử dụng đất, mục tiêu đầu tư.
- Tùy thuộc vào quy mô, tính chất, địa điểm xây dựng, công trình được cấp giấy phép xây dựng phải: Tuân thủ các quy định về chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng; đảm bảo an toàn công trình và công trình lân cận và các yêu cầu về: Giới hạn tĩnh không, độ thông thủy, bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật, phòng cháy chữa cháy (viết tắt là PCCC), hạ tầng kỹ thuật (giao thông, điện, nước, viễn thông), hành lang bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều, năng lượng, giao thông, khu di sản văn hóa, di tích lịch sử - văn hóa và đảm bảo khoảng cách đến các công trình dễ cháy, nổ, độc hại, các công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia.
- Hồ sơ thiết kế xây dựng phải được tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định thực hiện; thiết kế phải được thẩm định, phê duyệt theo quy định.
- Đối với công trình trong đô thị:
+ Phù hợp với: Quy hoạch chi tiết xây dựng, quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị, thiết kế đô thị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
+ Đối với công trình xây dựng ở khu vực, tuyến phố trong đô thị đã ổn định nhưng chưa có quy hoạch chi tiết, thì phải phù hợp với Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị hoặc thiết kế đô thị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành;
+ Công trình xây dựng dân dụng cấp đặc biệt, cấp I trong đô thị phải có thiết kế tầng hầm theo yêu cầu của đồ án quy hoạch đô thị và Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Đối với công trình xây dựng ngoài đô thị:
+ Đối với công trình xây dựng không theo tuyến: Phải phù hợp với vị trí và tổng mặt bằng của dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản;
+ Đối với công trình xây dựng theo tuyến: Phải phù hợp với vị trí và phương án tuyến đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản;
(Cơ sở pháp lý: Điều 5 và khoản 1, 2, 4, Điều 6, Nghị định số 64/2012/NĐ-CP và khoản 1, 2, Điều 2, Thông tư số 10/2012/TT-BXD) |
|
Đơn đề nghị cấp giấy phép di dời công trình theo mẫu tại Phụ lục số 20, bản chính. |
Bản sao có chứng thực giấy tờ về quyền sử dụng đất nơi công trình đang tồn tại và nơi công trình sẽ di dời tới và giấy tờ hợp pháp về sở hữu công trình. |
Báo cáo thẩm định, thẩm tra và quyết định phê duyệt:
* Đối với vốn ngân sách nhà nước và vốn nhà nước ngoài ngân sách:
+ Báo cáo kết quả thẩm định thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng của cơ quan chuyên môn về xây dựng theo phân cấp;
+ Quyết định phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng của chủ đầu tư theo quy định.
* Đối với vốn khác:
+ Báo cáo kết quả thẩm định thiết kế bản vẽ thi công của cơ quan chuyên môn về xây dựng theo phân cấp đối với các công trình quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 26, Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng; Báo cáo kết quả thẩm định thiết kế bản vẽ thi công của chủ đầu tư đối với các công trình không quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 26, Nghị định số 59/2015/NĐ-CP;
+ Quyết định phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công của chủ đầu tư theo quy định. |
Bản kê khai năng lực, kinh nghiệm của tổ chức thiết kế, cá nhân là chủ nhiệm, chủ trì thiết kế theo Phụ lục số 9, Thông tư số 10/2012/TT-BXD ngày 20/12/2012 của Bộ Xây dựng, kèm theo bản sao có chứng thực chứng chỉ hành nghề của chủ nhiệm, chủ trì thiết kế. |
Văn bản phê duyệt biện pháp thi công của chủ đầu tư đảm bảo an toàn cho công trình và công trình lân cận, đối với công trình xây chen có tầng hầm. |
Báo cáo kết quả khảo sát đánh giá chất lượng hiện trạng của công trình; |
Phương án di dời gồm:
+ Phần thuyết minh: Nêu được hiện trạng công trình và hiện trạng khu vực công trình sẽ được di dời tới; các giải pháp di dời, phương án bố trí sử dụng xe máy, thiết bị, nhân lực; các giải pháp bảo đảm an toàn cho công trình, người, máy móc, thiết bị và các công trình lân cận; bảo đảm vệ sinh môi trường; tiến độ di dời. Phương án di dời phải do đơn vị, cá nhân có điều kiện năng lực thực hiện;
+ Phần bản vẽ biện pháp thi công di dời công trình. |
- Hai bộ bản vẽ thiết kế, mỗi bộ gồm:
+ Bản vẽ hoàn công công trình (nếu có) hoặc bản vẽ thiết kế thực trạng công trình được di dời, tỷ lệ 1/50 -1/200, bao gồm: mặt bằng, mặt cắt móng và bản vẽ kết cấu chịu lực chính;
+ Bản vẽ tổng mặt bằng, nơi công trình sẽ được di dời tới, tỷ lệ 1/50 - 1/500;
+ Bản vẽ mặt bằng móng tỷ lệ 1/100 - 1/200, mặt cắt móng tỷ lệ 1/20 - 1/50 tại địa điểm công trình sẽ di dời tới. |
Số bộ hồ sơ:
1 bộ |
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai
|
Văn bản qui định
|
BẢN KÊ KHAI KINH NGHIỆM CỦA TỔ CHỨC THIẾT KẾ
Tải về
|
|
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP DI DỜI CÔNG TRÌNH
Tải về
|
|
TTHC bị sửa đổi, bổ sung - [0]
...
TTHC bị thay thế - [0]
...
TTHC bổ trợ - [0]
...
TTHC đang xem
Cấp giấy phép di dời công trình - Đắk Lắk
Cơ quan hành chính:
Đắk Lắk
TTHC sửa đổi, bổ sung - [0]
...
TTHC thay thế - [0]
...
TTHC gần nội dung - [5]
|