|
Tìm trong:
|
Tất cả
|
Tiêu đề
Số hồ sơ
|
Cấp thực hiện:
|
|
Lĩnh vực thực hiện:
|
Cơ quan hành chính:
|
|
Lĩnh vực thực hiện:
|
|
|
|
Số hồ sơ: |
T-DNA-249135-TT |
Cơ quan hành chính: |
Đồng Nai |
Lĩnh vực thống kê: |
Trợ giúp pháp lý |
Cơ quan có thẩm quyền quyết định: |
Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Đồng Nai. |
Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): |
Không |
Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: |
Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Đồng Nai. |
Cơ quan phối hợp (nếu có): |
Tòa án nhân dân và các cơ quan có thẩm quyền có liên quan đến nội dung vụ việc. |
Cách thức thực hiện: |
Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện (Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Đồng Nai, số 224 đường 30/4, phường Thanh Bình, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai hoặc Chi nhánh Trợ giúp pháp lý Nhà nước các huyện, thị xã Long Khánh). |
Thời hạn giải quyết: |
Trong thời hạn không quá 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu được trợ giúp pháp lý. |
Đối tượng thực hiện: |
Cá nhân |
Kết quả thực hiện: |
Quyết định phân công trợ giúp viên pháp lý hoặc luật sư cộng tác viên tham gia tố tụng. |
Tình trạng áp dụng: |
Còn áp dụng |
Trình tự thực hiện
|
Tên bước
|
Mô tả bước
|
Bước 1:
|
Người yêu cầu trợ giúp pháp lý (TGPL) điền vào đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý, nộp đầy đủ hồ sơ tại Bộ phận tiếp dân của Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Đồng Nai hoặc tại Chi nhánh Trợ giúp pháp lý các huyện, thị xã Long Khánh trên địa bàn tỉnh (gọi tắt là Trung tâm).
Trường hợp, vụ việc không xảy ra tại địa phương hoặc người yêu cầu trợ giúp pháp lý không có nơi cư trú tại địa phương; Giám đốc Trung tâm hoặc Trưởng Chi nhánh Trung tâm chuyển giao vụ việc trợ giúp pháp lý cho Trung tâm có thẩm quyền thực hiện và thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn biết.
|
Bước 2:
|
Xem xét hồ sơ và tiến hành thực hiện TGPL.
- Đối với vụ việc đơn giản, cán bộ tiếp nhận tư vấn ngay và ghi chép những nội dung chính trong phiếu thực hiện trợ giúp pháp lý.
- Đối với vụ việc phức tạp, cần phải nghiên cứu, xác minh hoặc thiếu những giấy tờ, tài liệu có liên quan thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ viết phiếu hẹn hoặc yêu cầu bổ sung các giấy tờ, tài liệu còn thiếu.
Sau khi người yêu cầu TGPL bổ sung đầy đủ các giấy tờ liên quan, cán bộ tư vấn TGPL nghiên cứu, xác minh vụ việc và ghi phiếu thực hiện TGPL hoặc trả lời bằng văn bản cho người được TGPL.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả:
- Sáng : Từ 07h00’ đến 11h30’.
- Chiều : Từ 13h00’ đến 16h30’.
(Trừ ngày thứ Bảy, ngày Chủ nhật và các ngày lễ).
|
Điều kiện thực hiện
|
Nội dung |
Văn bản qui định |
- Đối tượng được trợ giúp pháp lý theo Khoản 1, Điều 12 Thông tư số 11/2014/TT-BTP ngày 17/4/2014 của Bộ Tư pháp.
Khi người được trợ giúp pháp lý là người mẹ, trẻ em gái, nạn nhân bạo lực gia đình, nạn nhân bị mua bán, nạn nhân bị xâm hại tình dục có yêu cầu được trợ giúp pháp lý thì tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, người thực hiện trợ giúp pháp lý tiến hành các công việc sau đây:
a) Nếu người được trợ giúp pháp lý yêu cầu được tiếp riêng, không muốn người thứ ba cùng nghe họ trình bày, thì người thực hiện trợ giúp pháp lý có trách nhiệm bố trí địa điểm tiếp phù hợp, tạo điều kiện để họ trình bày, cung cấp thông tin, tài liệu về vụ việc;
b) Thông tin về quyền được pháp luật bảo vệ, không phán xét, đổ lỗi, gây áp lực, gây sợ hãi hoặc làm tổn thương về mặt tâm lý cho người được trợ giúp pháp lý;
c) Động viên, giải thích để người được trợ giúp pháp lý cung cấp thông tin về vụ việc, nhằm bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của họ;
d) Tư vấn pháp luật, giải thích quyền, nghĩa vụ, bảo đảm bí mật thông tin về vụ việc trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật; hướng dẫn người được trợ giúp pháp lý tiếp cận với các cơ sở trợ giúp, hỗ trợ nạn nhân; hướng dẫn hoặc đề nghị áp dụng các biện pháp bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân theo quy định của pháp luật;
đ) Trường hợp người được trợ giúp pháp lý có nhu cầu tư vấn pháp luật để phòng ngừa bị mua bán trở lại hoặc trợ giúp pháp lý để làm thủ tục đăng ký hộ khẩu, hộ tịch, nhận chế độ hỗ trợ, yêu cầu bồi thường thiệt hại, tham gia tố tụng và các thủ tục pháp lý khác có liên quan đến vụ việc mua bán người, thì cử người thực hiện trợ giúp pháp lý giúp đỡ họ;
e) Đề xuất cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ an toàn cho người được trợ giúp pháp lý và người thân thích của họ; hướng dẫn người được trợ giúp pháp lý đề nghị hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền áp dụng hoặc hủy bỏ các biện pháp bảo vệ, thương lượng, hòa giải, nhằm bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của họ;
g) Hỗ trợ, giúp người được trợ giúp pháp lý ổn định tâm lý; trường hợp cần thiết thì yêu cầu Tòa án cử người hỗ trợ tại Tòa để giúp nạn nhân chứng thực lời khai, tránh việc liên hệ giữa nạn nhân với người có hành vi vi phạm trong trường hợp nạn nhân bị kích động hoặc bị đe dọa đến danh dự và tính mạng của họ. |
|
- Đối tượng được trợ giúp pháp lý theo Thông tư Liên tịch số 02/2008/TTLT-BTP-TWHCCBVN ngày 09/6/2008 của Bộ Tư pháp, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam. |
|
- Đối tượng được trợ giúp pháp lý thuộc Điều 2 Thông tư Liên tịch số 01/2012/TTLT-BTP-UBDT ngày 17/01/2012 của Bộ Tư pháp, Ủy ban dân tộc.
Người dân tộc thiểu số được hưởng trợ giúp pháp lý bao gồm:
a) Người thường xuyên sinh sống (đã đăng ký thường trú, đã đăng ký tạm trú hoặc có xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn) ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn (xã, phường, thị trấn thuộc vùng khó khăn và xã, thôn, bản có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn) theo quy định của pháp luật.
b) Người không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này nhưng thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý khác theo quy định của pháp luật. |
|
Đối tượng được trợ giúp pháp lý theo Khoản 1, Điều 1 Thông tư số 19/2011/TT-BTP ngày 31/10/2011 của Bộ Tư pháp.
Khoản 1, khoản 2 mục I phần A được sửa đổi, bổ sung như sau:
“1. Kiểm tra yêu cầu trợ giúp pháp lý
Khi có yêu cầu trợ giúp pháp lý, người được trợ giúp pháp lý phải nộp 01 bộ hồ sơ cho tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý. Hồ sơ gồm có: Đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý, giấy tờ chứng minh người có yêu cầu là người thuộc diện được trợ giúp pháp lý và các giấy tờ, tài liệu có liên quan đến vụ việc (nếu có).
Khi tiếp nhận hồ sơ vụ việc yêu cầu trợ giúp pháp lý, người tiếp nhận phải xem xét, trả lời ngay cho người có yêu cầu trợ giúp pháp lý về việc hồ sơ đủ điều kiện để thụ lý hoặc phải bổ sung thêm giấy tờ, tài liệu có liên quan.
Vụ việc yêu cầu trợ giúp pháp lý chỉ được thụ lý khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Người có yêu cầu trợ giúp pháp lý (sau đây gọi tắt là người có yêu cầu) thuộc diện người được trợ giúp pháp lý quy định tại Điều 10 của Luật Trợ giúp pháp lý và được quy định chi tiết tại Điều 2 của Nghị định số 07/2007/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý (sau đây gọi tắt là Nghị định số 07/2007/NĐ-CP) hoặc nạn nhân bị mua bán theo quy định của pháp luật về phòng, chống mua bán người.
b) Nội dung vụ việc trợ giúp pháp lý phù hợp với quy định tại Điều 5 của Luật Trợ giúp pháp lý;
c) Vụ việc trợ giúp pháp lý thuộc phạm vi thực hiện trợ giúp pháp lý quy định tại Điều 26 của Luật Trợ giúp pháp lý;
d)Vụ việc trợ giúp pháp lý không thuộc trường hợp bị từ chối theo quy định tại khoản 1 Điều 45 của Luật Trợ giúp pháp lý.
Người trực tiếp thụ lý vụ việc phải ghi vào Sổ theo dõi, tổng hợp vụ việc trợ giúp pháp lý và tiến hành trợ giúp pháp lý hoặc báo cáo lãnh đạo tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý phân công người thực hiện trợ giúp pháp lý (Trợ giúp viên pháp lý, cộng tác viên trợ giúp pháp lý hoặc luật sư, tư vấn viên pháp luật). Sổ theo dõi, tổng hợp vụ việc trợ giúp pháp lý được lập theo Mẫu số 01-TP-TGPL ban hành kèm theo Thông tư số 05/2008/TT-BTP.
Trong trường hợp người có yêu cầu còn thiếu những giấy tờ chứng minh là người thuộc diện được trợ giúp pháp lý hoặc giấy tờ, tài liệu có liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý, người tiếp nhận phải hướng dẫn họ cung cấp bổ sung các giấy tờ, tài liệu có liên quan để vụ việc được thụ lý. Sau khi đã nhận đủ các giấy tờ, tài liệu bổ sung hoặc có cơ sở xác minh thì làm thủ tục thụ lý. Trong các trường hợp khẩn cấp, bất khả kháng mà chưa thể cung cấp đủ giấy tờ hoặc do vụ việc trợ giúp pháp lý đã sắp hết thời hiệu hoặc có các lý do khác đòi hỏi phải làm ngay để tránh gây thiệt hại đến các quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý thì người tiếp nhận thụ lý và hướng dẫn người được trợ giúp bổ sung các giấy tờ cần thiết.
Người tiếp nhận yêu cầu trợ giúp pháp lý có trách nhiệm sao chụp 01 bản từ bản chính hoặc tiếp nhận bản sao giấy tờ chứng minh thuộc diện người được trợ giúp pháp lý để lưu giữ trong hồ sơ vụ việc trợ giúp pháp lý để kiểm tra, đối chiếu khi cần thiết. Trong trường hợp vì lý do khách quan mà không thể sao chụp từ bản chính thì phải ghi lại ký hiệu, số, ngày, tháng, năm cấp, cơ quan cấp giấy tờ đó vào phần dưới đơn và yêu cầu người có yêu cầu sao chụp gửi sau.
Trong trường hợp từ chối thụ lý, người tiếp nhận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do từ chối cho người có yêu cầu biết. Nếu vụ việc thuộc một trong các trường hợp bị từ chối hoặc phải từ chối và không được tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy định tại Điều 45 của Luật Trợ giúp pháp lý, người tiếp nhận đơn phải thông báo rõ lý do bằng văn bản cho người có yêu cầu biết. Thông báo về việc từ chối hoặc không tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý được lập theo Mẫu số 20-TP-TGPL ban hành theo Thông tư số 05/2008/TT-BTP. |
|
Đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý. |
Bản sao giấy tờ chứng minh là người thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý. |
Các giấy tờ, tài liệu có liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý:
Trong vụ án hình sự, phải xuất trình một trong các giấy tờ sau: Quyết định tạm giữ; quyết định khởi tố bị can; giấy triệu tập lấy lời khai; kết luận điều tra; cáo trạng; quyết định đưa vụ án ra xét xử; bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án hoặc các giấy tờ khác chứng minh vụ việc đang được các cơ quan tiến hành tố tụng thụ lý mà qua đó cho thấy người có yêu cầu là người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự hoặc người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự đó.
Trong vụ việc dân sự hoặc vụ án hành chính, phải xuất trình một trong các giấy tờ sau: Biên lai thu tiền tạm ứng án phí; giấy triệu tập đương sự; bản án, quyết định của Tòa án hoặc giấy tờ khác chứng minh người có yêu cầu là nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự hoặc người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ, việc dân sự, người khởi kiện hoặc người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án hành chính, lao động. |
Số bộ hồ sơ:
1 bộ |
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai
|
Văn bản qui định
|
Đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý
Tải về
|
|
TTHC bị sửa đổi, bổ sung - [0]
...
TTHC bị thay thế - [0]
...
TTHC bổ trợ - [0]
...
TTHC đang xem
Yêu cầu được trợ giúp pháp lý bằng hình thức tham gia tố tụng - Đồng Nai
Số hồ sơ:
T-DNA-249135-TT
Cơ quan hành chính:
Đồng Nai
Lĩnh vực:
Trợ giúp pháp lý
TTHC sửa đổi, bổ sung - [0]
...
TTHC thay thế - [0]
...
TTHC gần nội dung - [13]
|