|
Tìm trong:
|
Tất cả
|
Tiêu đề
Số hồ sơ
|
Cấp thực hiện:
|
|
Lĩnh vực thực hiện:
|
Cơ quan hành chính:
|
|
Lĩnh vực thực hiện:
|
|
|
|
Số hồ sơ: |
T-HNO-216869-TT |
Cơ quan hành chính: |
Hà Nội |
Lĩnh vực thống kê: |
Hộ tịch |
Cơ quan có thẩm quyền quyết định: |
Chủ tịch nước |
Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): |
Không |
Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: |
Sở Tư pháp Hà Nội (Phòng Hộ tịch có yếu tố nước ngoài) |
Cơ quan phối hợp (nếu có): |
Bộ Tư pháp; Thủ tướng Chính phủ; Ủy ban nhân dân Thành phố; Công an Thành phố; Ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn |
Cách thức thực hiện: |
Người xin nhập quốc tịch Việt Nam nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Sở Tư pháp.
Nơi tiếp nhận: Sở Tư pháp Hà Nội
Địa chỉ: Số 1B - Trần Phú - Hà Đông - Hà Nội
ĐT: 0433546151 hoặc 0433546152 |
Thời hạn giải quyết: |
135 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ và đủ điều kiện theo quy định pháp luật (thời gian làm việc thực tế tại các cơ quan).
• Thời hạn Sở Tư pháp gửi văn bản đề nghị xác minh nhân thân người xin nhập quốc tịch: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
• Thời hạn cơ quan công an xác minh và trả lời kết quả xác minh: 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị.
• Thời hạn Sở Tư pháp hoàn tất hồ sơ, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố: 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được kết quả xác minh.
• Thời hạn Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, kết luận và đề xuất ý kiến gửi Bộ Tư pháp: 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ của Sở Tư pháp.
• Thời hạn Bộ Tư pháp xem xét, kiểm tra và thông báo cho người xin nhập làm thủ tục xin thôi quốc tịch nước ngoài (trừ trường hợp người xin nhập xin giữ quốc tịch nước ngoài hoặc người không có quốc tịch): 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề xuất của Ủy ban nhân dân thành phố.
• Thời hạn Bộ Tư pháp báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định: 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được giấy cho thôi quốc tịch nước ngoài.
• Thời hạn Chủ tịch nước xem xét, quyết định: 30 ngày làm việc kể từ ngày Thủ tướng Chính phủ đề nghị.
• Thời hạn Bộ Tư pháp gửi thông báo kết quả: 10 ngày làm việc kể từ ngày Chủ tịch nước quyết định. |
Đối tượng thực hiện: |
Cá nhân |
Kết quả thực hiện: |
Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam của Chủ tịch nước; Trường hợp Bộ Tư pháp thấy không đủ điều kiện để trình Chủ tịch nước giải quyết cho nhập quốc tịch hoặc không được Chủ tịch nước đồng ý cho nhập quốc tịch Việt Nam thì thông báo bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân Thành phố để thông báo cho người nộp hồ sơ biết |
Tình trạng áp dụng: |
Không còn áp dụng |
Trình tự thực hiện
|
Tên bước
|
Mô tả bước
|
Bước 1:
|
Người xin nhập quốc tịch Việt Nam điền thông tin vào đơn xin nhập quốc tịch, chuẩn bị hồ sơ và nộp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả (bộ phận một cửa) - Sở Tư pháp Hà Nội
|
Bước 2:
|
Cán bộ tiếp nhận kiểm tra hồ sơ:
+ Nếu hồ sơ đầy đủ và hoàn toàn hợp lệ, cán bộ tiếp nhận và ghi phiếu hẹn trả kết quả.
+ Nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì cán bộ phải hướng dẫn công dân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
|
Bước 3:
|
Cán bộ tiếp vào sổ và chuyển Phòng Hộ tịch có yếu tố nước ngoài
|
Bước 4:
|
Phòng Hộ tịch có yếu tố nước ngoài tiếp nhận hồ sơ, hoàn thiện các bước theo quy định và chuyển UBND TP/Bộ Tư pháp.
Tiếp nhận hồ sơ sau khi có kết quả từ phía Bộ Tư pháp và chuyển bộ phận một cửa theo quy trình.
Trong quá trình thực hiện, nếu phát hiện hồ sơ cần bổ sung hoặc cần tiến hành xác minh, Phòng Hộ tịch có yếu tố nước ngoài thông tin kịp thời tới bộ phận một cửa để thông báo cho công dân biết.
|
Bước 5:
|
Bộ phận một cửa tiếp nhận kết quả, vào sổ và trả kết quả cho công dân theo phiếu hẹn
|
Điều kiện thực hiện
|
Nội dung |
Văn bản qui định |
Các trường hợp miễn điều kiện nêu tại Điểm 1.3, 1.4 và 1.5:
2.1. Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam
2.2. Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam
2.3. Có lợi cho Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam |
|
Các trường hợp miễn điều kiện nêu tại Điểm 1.6:
3.1. Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam
3.2. Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam phải là người được tặng thưởng Huân chương, Huy chương, danh hiệu cao quý khác của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam xác nhận về công lao đặc biệt đó
3.3. Có lợi cho Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải là người có tài năng trong các lĩnh vực khoa học, kinh tế, văn hóa, xã hội, nghệ thuật, thể thao, được cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc chứng nhận và cơ quan quản lý nhà nước cấp Bộ hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác nhận việc nhập quốc tịch của họ sẽ đóng góp cho sự phát triển trong các lĩnh vực nói trên của Việt Nam
Điều kiện trên được miễn trong trường hợp đặc biệt nếu được Chủ tịch nước cho phép
4. Phiếu lý lịch tư pháp sử dụng trong hồ sơ xin nhập quốc tịch phải là phiếu được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ
5. Người đã nhập Quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 19 của Luật Quốc tịch, dù đang cư trú ở trong hay ngoài lãnh thổ Việt Nam mà cố ý khai báo không đúng sự thật hoặc giả mạo giấy tờ khi xin nhập quốc tịch Việt Nam thì quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam có thể bị hủy bỏ nếu được cấp chưa quá 05 năm |
|
Điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam
Công dân nước ngoài, người không quốc tịch đang thường trú tại Việt Nam mà có đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam thì có thể được nhập quốc tịch Việt Nam, nếu có đủ các điều kiện sau đây:
1.1. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam
1.2. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam; tôn trọng truyền thống, phong tục, tập quán của dân tộc Việt Nam
1.3. Biết tiếng Việt đủ để hòa nhập vào cộng đồng Việt Nam. (Được đánh giá trên cơ sở khả năng giao tiếp bằng tiếng Việt với công dân Việt Nam trong cuộc sống, phù hợp với môi trường sống và làm việc của người đó)
1.4. Đã thường trú ở Việt Nam từ 5 năm trở lên tính đến thời điểm xin nhập quốc tịch Việt Nam. (Đã thường trú ở Việt Nam từ 05 năm trở lên, kể từ ngày người đó được cấp thẻ thường trú)
1.5. Có khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam (khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam được chứng minh bằng tài sản, nguồn thu nhập hợp pháp của người đó hoặc sự bảo lãnh của tổ chức, cá nhân tại Việt Nam).
1.6. Người xin nhập quốc tịch Việt Nam phải thôi quốc tịch nước ngoài
1.7. Người xin nhập quốc tịch Việt Nam phải có tên gọi Việt Nam. Tên gọi này do người xin nhập quốc tịch Việt Nam lựa chọn và được ghi rõ trong Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam
1.8. Người xin nhập quốc tịch Việt Nam không được nhập quốc tịch Việt Nam, nếu việc đó làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Nhà nước Việt Nam |
|
Đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam |
Bản khai lý lịch |
Bản sao Giấy khai sinh, Hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay thế của người xin nhập Quốc tịch Việt Nam.
(Giấy tờ khác có giá trị thay thế Giấy khai sinh, Hộ chiếu của người xin nhập Quốc tịch Việt Nam là những giấy tờ có giá trị chứng minh quốc tịch nước ngoài của người đó) |
Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với thời gian người xin nhập quốc tịch Việt Nam cư trú ở Việt Nam, Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp đối với thời gian người xin nhập quốc tịch Việt Nam cư trú ở nước ngoài. Phiếu lý lịch tư pháp phải là phiếu được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ |
Giấy tờ chứng minh trình độ Tiếng Việt của người xin nhập quốc tịch Việt Nam là một trong các giấy tờ: Bản sao bằng tốt nghiệp sau đại học, đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trung học phổ thông hoặc trung học cơ sở của Việt Nam; bản sao văn bằng hoặc chứng chỉ chứng nhận trình độ tiếng Việt do cơ sở đào tạo tiếng Việt của Việt Nam cấp.
Trong trường hợp người xin nhập quốc tịch Việt Nam khai báo biết tiếng Việt đủ để hòa nhập vào cộng đồng Việt Nam nhưng không có giấy tờ chứng minh trình độ tiếng Việt, thì Sở Tư pháp tổ chức phỏng vấn trực tiếp để kiểm tra trình độ tiếng Việt. |
Giấy tờ chứng minh về chỗ ở, thời gian thường trú ở Việt Nam được quy định: Bản sao Thẻ thường trú. |
Giấy tờ chứng minh bảo đảm cuộc sống ở Việt Nam của người xin nhập quốc tịch Việt Nam gồm một trong số các giấy tờ như: Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản; giấy xác nhận mức lương hoặc thu nhập do cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc cấp; giấy xác nhận của cơ quan thuế về thu nhập chịu thuế; giấy tờ chứng minh được sự bảo lãnh của tổ chức cá nhân tại Việt Nam; giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi thường trú của người xin nhập quốc tịch Việt Nam về khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam của người đó |
. Thành phần hồ sơ của một số trường hợp đặc biệt:
2.1. Người xin nhập quốc tịch Việt Nam có con chưa thành niên cùng nhập quốc tịch Việt Nam thì nộp bản sao Giấy khai sinh của người con. Trường hợp chỉ cha hoặc mẹ nhập quốc tịch Việt Nam mà người con chưa thành niên nhập quốc tịch Việt Nam cùng thì còn phải nộp văn bản thỏa thuận của cha mẹ về việc nhập quốc tịch Việt Nam cho con.
2.2. Người xin nhập quốc tịch Việt Nam được miễn một số điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam thì phải nộp giấy tờ tương ứng chứng minh điều kiện được miễn, cụ thể là:
- Người có vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam thì nộp bản sao giấy chứng nhận kết hôn chứng minh quan hệ hôn nhân.
- Người là cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam thì nộp bản sao giấy khai sinh hoặc giấy tờ hợp lệ khác chứng minh quan hệ cha con, mẹ con.
- Người có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam thì nộp bản sao Huân chương, Huy chương, giấy chứng nhận danh hiệu cao quý khác hoặc giấy xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam.
- Người mà việc nhập quốc tịch Việt Nam của họ có lợi cho Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa VIệt Nam thì nộp giấy chứng nhận của cơ quan tổ chức nơi người đó làm việc, được cơ quan quản lý nhà nước cấp bộ hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác nhận về việc nhập quốc tịch Việt Nam của họ sẽ đóng góp cho sự phát triển của một trong các lĩnh vực khoa học, kinh tế, văn hóa, xã hội, nghệ thuật, thể thao. |
Số bộ hồ sơ:
03 bộ (lưu tại Văn phòng Chủ tịch nước; Bộ Tư pháp và Sở Tư pháp) |
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai
|
Văn bản qui định
|
Đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam
Tải về
|
|
Tờ khai lý lịch
Tải về
|
|
Tên phí |
Mức phí |
Văn bản qui định |
Lệ phí |
3.000.000đ ồng/01 trường hợp (Ba triệu đồng) |
|
Những trường hợp được miễn lệ phí |
+ Người có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam phải là người được tặng thưởng Huân chương, Huy chương, danh hiệu cao quý khác của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam xác nhận về công lao đặc biệt đó.
Người mà việc nhập quốc tịch của họ có lợi cho Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải là người có tài năng trong các lĩnh vực khoa học, kinh tế, văn hóa, xã hội, nghệ thuật, thể thao, được cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc chứng nhận và cơ quan quản lý nhà nước cấp Bộ hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác nhận việc nhập quốc tịch của họ sẽ đóng góp cho sự phát triển trong các lĩnh vực nói trên của Việt Nam
+ Người có hoàn cảnh kinh tế khó khăn theo quy định về chuẩn nghèo của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thi hành
+ Người không quốc tịch xin nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 22 Luật Quốc tịch
+ Người xin nhập quốc tịch là người Lào di cư sang Việt Nam đã được cấp phép cư trú ổn định trước 01 tháng 01 năm 2009 (theo Quyết định số 206/QĐ-TTg)
+ Người xin nhập quốc tịch là người Camphuchia lánh nạn diệt chủng năm 1978 đến 1983 mà không có giấy tờ chứng minh quốc tịch gốc và đã từng đăng ký tại các trại tị nạn ở Việt Nam do Cao ủy Liên Hợp quốc về người tị nạn bảo trợ |
|
TTHC bị sửa đổi, bổ sung - [0]
...
TTHC bị thay thế - [0]
...
TTHC bổ trợ - [0]
...
TTHC đang xem
Nhập quốc tịch Việt Nam - Hà Nội
Số hồ sơ:
T-HNO-216869-TT
Cơ quan hành chính:
Hà Nội
Tình trạng:
Không còn áp dụng
TTHC sửa đổi, bổ sung - [0]
...
TTHC thay thế - [0]
...
TTHC gần nội dung - [3]
|