|
Tìm trong:
|
Tất cả
|
Tiêu đề
Số hồ sơ
|
Cấp thực hiện:
|
|
Lĩnh vực thực hiện:
|
Cơ quan hành chính:
|
|
Lĩnh vực thực hiện:
|
|
|
|
Số hồ sơ: |
T-HNO-BS1495 |
Cơ quan hành chính: |
Hà Nội |
Lĩnh vực thống kê: |
Trợ giúp pháp lý |
Cơ quan có thẩm quyền quyết định: |
Không |
Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): |
Không |
Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: |
- Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước
- Trung tâm tư vấn pháp luật; Văn phòng luật sư; Công ty luật đã được cấp giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý |
Cơ quan phối hợp (nếu có): |
Không |
Cách thức thực hiện: |
Cách 1: Trực tiếp tại Trung tâm trợ giúp pháp lý hoặc các tổ chức được tham gia thực hiện Trợ giúp pháp lý.
Địa chỉ: Trung tâm Trợ giúp pháp lý Thành phố Hà Nội.
Số 2 - Quang Trung - Hà Đông - Hà Nội
Cách 2: Gửi hồ sơ qua đường bưu điện (các giấy tờ trong hồ sơ phải được công chứng, chứng thực theo đúng quy định).
Cách 3: Cử người đại diện, người giám hộ đến thay (Trừ trường hợp người yêu cầu và người đại diện, giám hộ có mâu thuẫn về quyền, lợi ích hợp pháp) hoặc ủy quyền (người khác hoặc ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên, anh chị em ruột).
Chú ý: Đơn yêu cầu có thể nộp trực tiếp tại trụ sở hoặc địa điểm làm việc hoặc nộp trực tiếp cho người thực hiện Trợ giúp pháp lý (trường hợp thực hiện Trợ giúp pháp lý bên ngoài trụ sở). |
Thời hạn giải quyết: |
Tùy theo nội dung vụ việc cần thực hiện trợ giúp pháp lý
1. Trường hợp thực hiện tư vấn pháp luật:
- Vụ việc đơn giản: thực hiện tư vấn ngay và ghi chép nội dung trong phiếu thực hiện tư vấn.
- Vụ việc phức tạp: không quá 15 ngày kể từ ngày thụ lý hoặc nhận đủ giấy tờ, tài liệu bổ sung.
- Trường hợp cần xác minh: được kéo dài không quá 30 ngày
- Nếu vụ việc chuyển bằng thư tín: trả lời bằng văn bản không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu.
2. Trường hợp người được Trợ giúp pháp lý yêu cầu cử người tham gia tố tụng
- Thời hạn cử người tham gia tố tụng: 03 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu
- Thời hạn cấp giấy chứng nhận tham gia tố tụng: không quá 03 ngày kể từ ngày nhận được văn bản cử người tham gia tố tụng
- Chú ý: Giấy chứng nhận tham gia tố tụng có giá trị trong các giai đoạn tố tụng theo quy định pháp luật về tố tụng
3. Trường hợp tham gia đại diện ngoài tố tụng
- Thời hạn cử người tham gia đại diện ngoài tố tụng: 03 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu
4. Tham gia hoạt động Trợ giúp pháp lý khác
Thời hạn giải quyết tùy thuộc vào tính chất vụ việc. |
Đối tượng thực hiện: |
Cá nhân |
Kết quả thực hiện: |
Được đính kèm trong file hồ sơ. |
Tình trạng áp dụng: |
Còn áp dụng |
Trình tự thực hiện
|
Tên bước
|
Mô tả bước
|
Bước 1:
|
Người được TGPL phải có đơn yêu cầu (tự viết hoặc theo mẫu) trình bày nội dung vụ việc và chuẩn bị các giấy tờ, gửi tới Trung tâm Trợ giúp pháp lý hoặc các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy định.
|
Bước 2:
|
Cán bộ tiếp công dân thực hiện tiếp nhận đơn, chuyển trợ giúp viên hoặc cộng tác viên theo quy định.
|
Bước 3:
|
Trợ giúp viên hoặc người thực hiện trợ giúp tiếp nhận hồ sơ vụ việc, thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy định.
Chú ý: Nếu vụ việc không thuộc thẩm quyền thì chuyển hồ sơ cho Trung tâm TGPL nhà nước ở địa phương khác và thông báo cho người được TGPL biết.
|
Đơn yêu cầu thực hiện trợ giúp pháp lý
Người được TGPL có thể tự làm đơn hoặc trực tiếp gặp người thực hiện trợ giúp trình bày.
Nếu người được TGPL không trực tiếp làm đơn thì người thực hiện TG có trách nhiệm ghi các nội dung vào mẫu đơn để họ tự đọc hoặc đọc lại cho họ nghe và yêu cầu họ ký tên hoặc điểm chỉ. |
Giấy tờ chứng minh là người thuộc diện được TGPL (bản sao kèm bản chính đối chiếu)
Gồm một trong các giấy tờ sau:
Đối với người nghèo:
+ Sổ hộ nghèo hoặc thẻ hộ nghèo hoặc giấy xác nhận thuộc diện nghèo của UBND cấp xã hoặc cơ quan lao động, thương binh, xã hội, cơ quan tổ chức khác có thẩm quyền theo quy định nơi người có yêu cầu cư trú hoặc làm việc.
Hoặc: Các giấy tờ hợp pháp khác mà dựa vào đó biết được người có tên là người thuộc diện hộ nghèo (Thẻ khám, chữa bệnh miễn phí cho người nghèo hoặc sổ vay vốn ngân hàng chính sách.......).
Người có công với cách mạng:
+ Quyết định công nhận thuộc một trong các đối tượng là người có công với cách mạng theo quy định của PL ưu đãi người có công với cách mạng.
Hoặc: Giấy xác nhận thuộc diện người có công với cách mạng của cơ quan lao động, thương binh và xã hội hoặc UBND cấp xã nơi người có yêu cầu cư trú.
Hoặc: Giấy chứng nhận thương binh, người hưởng chính sách như thương binh.
Hoặc: Giấy chứng nhận bệnh binh.
Hoặc: Giấy chứng nhận Gia đình liệt sỹ, Bằng tổ quốc ghi công kèm giấy tờ xác nhận mối quan hệ nhân thân (cha mẹ đẻ, vợ, chồng, con dưới 18 tuổi hoặc không có năng lực hành vi dân sự...) với liệt sỹ (Sổ hộ khẩu, Giấy đăng ký kết hôn, Khai sinh...) hoặc xác nhận của UBND cấp xã.
Hoặc: Huân, huy chương hoặc giấy tờ khác xác nhận thuộc diện người có công với cách mạng.
Hoặc: Bằng có công với nhà nước, kỷ niệm chương hoặc giấy chứng nhận bị địch bắt, tù đầy.
Hoặc: Các loại giấy tờ hợp pháp khác mà dựa vào đó có thể biết người có tên là người có công với cách mạng.
Hoặc: Trường hợp người thuộc diện người có công với cách mạng bị thất lạc các giấy tờ thì cơ quan lao động, thương binh và xã hội hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc UBND cấp xã nơi cư trú xác nhận.
Người già cô đơn không nơi nương tựa
+ Giấy xác nhận là người từ đủ 60 tuổi trở lên sống độc thân hoặc không nơi nương tựa của UBND cấp xã nơi người đó cư trú hoặc xác nhận của cơ sở Bảo trợ xã hội, nhà dưỡng lão, tổ chức chính trị - xã hội nơi người đó sinh hoạt.
Hoặc: Giấy tờ hợp pháp khác mà dựa vào đó biết là người có tên là người già cô đơn không nơi nương tựa.
Người tàn tật không nơi nương tựa
+ Giấy xác nhận là người tàn tật không nơi nương tựa của UBND cấp xã nơi người đó cư trú hoặc xác nhận của cơ sở Bảo trợ xã hội, Hội người tàn tật hoặc cơ sở giúp người tàn tật hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó sinh hoạt.
Hoặc: Giấy tờ hợp pháp khác mà dựa vào đó biết là người có tên là tàn tật không nơi nương tựa.
Trẻ em không nơi nương tựa
+ Giấy xác nhận là trẻ em không nơi nương tựa của UBND cấp xã nơi người đó cư trú hoặc xác nhận của cơ sở Bảo trợ xã hội, nhà tình thương, cơ sở giúp trẻ em hoặc cơ quan lao động, thương binh, xã hội.
Hoặc: Bản chính hoặc sao Giấy khai sinh hoặc bản sao chụp từ bản chính có chứng thực của UBND cấp xã hoặc Giấy tờ hợp pháp khác mà dựa vào đó biết là người có tên là trẻ em không nơi nương tựa.
Người dân tộc thiểu số thường trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn
+ Giấy xác nhận là người dân tộc thiểu số của UBND cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó sinh hoạt, làm việc.
Hoặc: Sổ hộ khẩu gia đình thể hiện là người dân tộc thiểu số thường trú tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Hoặc: Giấy CMND hoặc giấy tờ chứng minh hợp pháp khác mà dựa vào đó biết là người có tên là người dân tộc thiểu số thường trú tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Các đối tượng được TGPL theo các điều ước quốc tế hoặc thỏa thuận quốc tế thì phải có giấy tờ chứng minh thuộc diện người được TGPL theo các điều ước quốc tế hoặc thỏa thuận quốc tế. |
Giấy tờ, tài liệu liên quan đến vụ việc TGPL. |
Số bộ hồ sơ:
1 bộ |
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai
|
Văn bản qui định
|
Đơn yêu cầu Trợ giúp pháp lý
Tải về
|
|
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính
Tải về
|
|
TTHC bị sửa đổi, bổ sung - [0]
...
TTHC bị thay thế - [0]
...
TTHC bổ trợ - [0]
...
TTHC đang xem
Yêu cầu trợ giúp pháp lý - Hà Nội
Cơ quan hành chính:
Hà Nội
Lĩnh vực:
Trợ giúp pháp lý
TTHC sửa đổi, bổ sung - [0]
...
TTHC thay thế - [0]
...
TTHC gần nội dung - [5]
|