|
Tìm trong:
|
Tất cả
|
Tiêu đề
Số hồ sơ
|
Cấp thực hiện:
|
|
Lĩnh vực thực hiện:
|
Cơ quan hành chính:
|
|
Lĩnh vực thực hiện:
|
|
|
|
Số hồ sơ: |
T-KHA-BS435 |
Cơ quan hành chính: |
Khánh Hòa |
Lĩnh vực thống kê: |
Vệ sinh an toàn thực phẩm và dinh dưỡng |
Cơ quan có thẩm quyền quyết định: |
Không |
Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): |
Không |
Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: |
Sở Công Thương |
Cơ quan phối hợp (nếu có): |
Không |
Cách thức thực hiện: |
Cơ sở sản xuất thực phẩm nộp hồ sơ qua đường bưu điện, hoặc nộp trực tiếp tại bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả Sở Công Thương Khánh Hòa, hoặc đăng ký trực tuyến qua mạng trên trang thông tin điện tử của Sở Công Thương Khánh Hòa |
Thời hạn giải quyết: |
15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ |
Đối tượng thực hiện: |
Cá nhân và Tổ chức |
Kết quả thực hiện: |
Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm |
Tình trạng áp dụng: |
Còn áp dụng |
Trình tự thực hiện
|
Tên bước
|
Mô tả bước
|
Bước 1:
|
- Các cơ sở sản xuất thực phẩm quy định tại điểm a, Khoản 2, Điều 6 Thông tư số 58/2014/TT-BCT ngày 22/12/2014 của Bộ Công Thương về Quy định cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc quản lý của Bộ Công Thương (Sau đây viết tắt là Thông tư số 58 - Bộ Công Thương) nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm tại Sở Công Thương Khánh Hòa, địa chỉ Khu liên cơ II, số 04 Phan Chu Trinh, Nha Trang, Khánh Hòa. Thời gian nộp hồ sơ trong giờ hành chính vào các ngày trong tuần từ thứ 2 đến thứ 6, trừ ngày nghỉ và ngày nghỉ lễ theo quy định;
(Điểm a, Khoản 2, Điều 6 Thông tư số 58 - Bộ Công Thương quy định Cơ sở sản xuất các sản phẩm thực phẩm có công suất thiết kế sau:
(1) Rượu: Dưới 03 triệu lít sản phẩm/năm;
(2) Bia: Dưới 50 triệu lít sản phẩm/năm;
(3) Nước giải khát: Dưới 20 triệu lít sản phẩm/năm;
(4) Sữa chế biến: Dưới 20 triệu lít sản phẩm/năm;
(5) Dầu thực vật: Dưới 50 ngàn tấn sản phẩm/năm;
(6) Bánh kẹo: Dưới 20 ngàn tấn sản phẩm/năm;
(7) Bột và tinh bột: Dưới 100 ngàn tấn sản phẩm/năm;
(8) Dụng cụ, vật liệu bao gói chuyên dụng gắn liền và chỉ sử dụng cho các sản phẩm thực phẩm trên).
|
Bước 2:
|
Tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ
Trong thời gian 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm tổ chức kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ;
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền phải có văn bản thông báo và yêu cầu cơ sở bổ sung hồ sơ. Quá 30 (ba mươi) ngày làm việc kể từ ngày gửi thông báo yêu cầu bổ sung hồ sơ mà cơ sở không có phản hồi, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận có quyền hủy hồ sơ.
|
Bước 3:
|
Thành lập Đoàn thẩm định thực tế tại cơ sở
Trong thời gian 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả kiểm tra hồ sơ đầy đủ, hợp lệ; cơ quan có thẩm quyền tổ chức thẩm định thực tế tại cơ sở. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền cấp trên ủy quyền thẩm định thực tế tại cơ sở cho cơ quan có thẩm quyền cấp dưới phải có văn bản ủy quyền. Sau khi thẩm định, cơ quan có thẩm quyền cấp dưới phải gửi kết quả thẩm định về cho cơ quan thẩm quyền cấp trên để làm căn cứ cấp Giấy chứng nhận;
Đoàn thẩm định thực tế tại cơ sở do cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận hoặc cơ quan được ủy quyền thẩm định ban hành quyết định thành lập. Đoàn thẩm định gồm từ 03 (ba) đến 05 (năm) thành viên, trong đó phải có ít nhất 2/3 (hai phần ba) số thành viên làm công tác chuyên môn hoặc quản lý về an toàn thực phẩm (đoàn thẩm định thực tế tại cơ sở được mời chuyên gia độc lập có chuyên môn phù hợp tham gia). Trưởng đoàn thẩm định chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định thực tế tại cơ sở.
+ Nội dung thẩm định thực tế tại cơ sở
Đối chiếu thông tin và kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận gửi cơ quan có thẩm quyền với hồ sơ gốc lưu tại cơ sở;
Thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm tại cơ sở theo quy định.
+ Kết quả thẩm định thực tế tại cơ sở
Kết quả thẩm định phải ghi rõ “Đạt” hoặc “Không đạt” hoặc “Chờ hoàn thiện” vào Biên bản thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất thực phẩm theo Mẫu 3a quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 58 của Bộ Công Thương.
Trường hợp “Không đạt” hoặc “Chờ hoàn thiện” phải ghi rõ lý do trong Biên bản thẩm định.
Trường hợp “Chờ hoàn thiện”, thời hạn khắc phục tối đa là 60 (sáu mươi) ngày. Sau khi đã khắc phục theo yêu cầu của Đoàn thẩm định, cơ sở phải nộp báo cáo kết quả khắc phục theo Mẫu 4 - Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 58 của Bộ Công Thương về Sở Công Thương Khánh Hòa để tổ chức thẩm định lại. Thời hạn thẩm định lại tối đa là 15 (mười lăm) ngày làm việc tính từ khi cơ quan có thẩm quyền nhận được báo cáo khắc phục;
Nếu kết quả thẩm định lại vẫn “Không đạt”, Sở Công Thương Khánh Hòa thông báo bằng văn bản tới cơ quan quản lý địa phương để giám sát và yêu cầu cơ sở không được hoạt động cho đến khi được cấp Giấy chứng nhận;
Biên bản thẩm định thực tế tại cơ sở được lập thành 02 (hai) bản có giá trị như nhau, Đoàn thẩm định giữ 01 (một) bản và cơ sở giữ 01 (một) bản.
|
Bước 4:
|
Cấp Giấy chứng nhận
Trong vòng 05 (năm) ngày làm việc kể từ khi có kết quả thẩm định thực tế tại cơ sở là “Đạt”, Sở Công Thương Khánh Hòa cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở theo Mẫu 5c tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư số 58 của Bộ Công Thương.
+ Cơ sở sản xuất thực phẩm nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Công Thương Khánh Hòa. Thời gian trong giờ hành chính vào các ngày trong tuần từ thứ 2 đến thứ 6, trừ ngày nghỉ và ngày nghỉ lễ theo quy định;
|
Điều kiện thực hiện
|
Nội dung |
Văn bản qui định |
1. Điều kiện chung:
Cơ sở sản xuất thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương bao gồm: Cơ sở sản xuất các loại rượu, bia, nước giải khát, sữa chế biến, dầu thực vật, sản phẩm chế biến bột, tinh bột, bánh, mứt, kẹo, dụng cụ, vật liệu bao gói chuyên dụng gắn liền và chỉ sử dụng cho các sản phẩm thực phẩm trên (trừ các cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ).
2. Điều kiện riêng:
Cơ sở sản xuất các sản phẩm thực phẩm có công suất thiết kế:
- Rượu: Dưới 03 triệu lít sản phẩm/năm;
- Bia: Dưới 50 triệu lít sản phẩm/năm;
- Nước giải khát: Dưới 20 triệu lít sản phẩm/năm;
- Sữa chế biến: Dưới 20 triệu lít sản phẩm/năm;
- Dầu thực vật: Dưới 50 ngàn tấn sản phẩm/năm;
- Bánh kẹo: Dưới 20 ngàn tấn sản phẩm/năm;
- Bột và tinh bột: Dưới 100 ngàn tấn sản phẩm/năm;
- Dụng cụ, vật liệu bao gói chuyên dụng gắn liền và chỉ sử dụng cho các sản phẩm thực phẩm trên. |
|
Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo Mẫu 1a - Phụ lục I (Ban hành kèm theo Thông tư số: 58/2014/TT-BCT ngày 22/12/2014 của Bộ Công Thương) |
Bản sao có xác nhận của cơ sở Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư có ngành nghề sản xuất thực phẩm; |
Bản thuyết minh về cơ sở vật chất theo Mẫu 2a - Phụ lục II (ban hành kèm theo Thông tư số: 58/2014/TT-BCT ngày 22/12/2014 của Bộ Công Thương) |
Bản sao có xác nhận của cơ sở Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất thực phẩm; |
Bản sao có xác nhận của cơ sở Giấy xác nhận đủ sức khỏe để sản xuất thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất. |
Số bộ hồ sơ:
01 quyển |
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai
|
Văn bản qui định
|
Bản thuyết minh về cơ sở vật chất
Tải về
|
|
Báo cáo kết quả khắc phục
Tải về
|
|
Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Tải về
|
|
Tên phí |
Mức phí |
Văn bản qui định |
Mức thu lệ phí cấp Giấy chứng nhận |
150.000 đồng/Giấy chứng nhận |
|
Mức thu phí thẩm định |
+ Cơ sở có doanh thu 100 triệu đồng/tháng: 2.000.000 đồng/lần/cơ sở.
+ Cơ sở có doanh thu 100 triệu đồng/tháng: 3.000.000 đồng/lần/cơ sở. |
|
Mức thu phí thẩm xét hồ sơ |
500.000 đồng/lần/cơ sở |
|
TTHC bị sửa đổi, bổ sung - [0]
...
TTHC bị thay thế - [0]
...
TTHC bổ trợ - [0]
...
TTHC đang xem
Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất thực phẩm do Sở Công Thương thực hiện - Khánh Hòa
Cơ quan hành chính:
Khánh Hòa
Lĩnh vực:
Vệ sinh an toàn thực phẩm và dinh dưỡng
TTHC sửa đổi, bổ sung - [0]
...
TTHC thay thế - [0]
...
TTHC gần nội dung - [7]
|