Những Thủ tục hành chính này THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã ngừng cập nhật từ ngày 11/06/2017, quý khách vui lòng cân nhắc trước khi sử dụng.

Hỗ trợ

Hỗ trợ Pháp Lý
Hỗ trợ Dịch Vụ
ĐT: (028) 3930 3279
DĐ: 0906 22 99 66
 

Tìm trong: Tất cả Tiêu đề Số hồ sơ
Cấp thực hiện: Lĩnh vực thực hiện:   
Kết quả phải: Có tất cả các từ trên Chính xác cụm từ trên
Cơ quan hành chính: Lĩnh vực thực hiện:

Số hồ sơ: T-LAN-281285-TT
Cơ quan hành chính: Long An
Lĩnh vực thống kê: Đầu tư
Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Không
Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không
Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Ban Quản lý Khu kinh tế
Cơ quan phối hợp (nếu có): Không
Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Ban Quản lý Khu kinh tế
Thời hạn giải quyết: Tối đa 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
Đối tượng thực hiện: Tổ chức
Kết quả thực hiện: Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Văn bản không chấp thuận cấp Giấy chứng nhận đầu tư
Tình trạng áp dụng: Còn áp dụng
Trình tự thực hiện
Tên bước Mô tả bước
Bước 1: Chủ đầu tư chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc Văn phòng Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Long An (65B Châu Văn Giác, phường 2, thành phố Tân An, tỉnh Long An). Công chức tiếp nhận kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ:
. Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy hẹn trao cho người nộp.
. Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ làm lại.
Bước 3: Trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ Ban Quản lý Khu kinh tế chuyển hồ sơ đề nghị thẩm định công nghệ đến Sở Khoa học và Công nghệ thẩm định
Bước 4: Trong thời gian 07 ngày làm việc đối với những dự án do Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức thẩm định và 15 ngày làm việc đối với những dự án do UBND tổ chức thẩm định kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị thẩm định công nghệ, Sở Khoa học và Công nghệ ban hành văn bản kết quả thẩm định công nghệ gửi Ban Quản lý Khu kinh tế.
Bước 5: Phòng Kế hoạch và Đầu tư thuộc Ban Quản lý Khu kinh tế kiểm tra và thụ lý hồ sơ.
Bước 6: Chủ đầu tư nhận Giấy chứng nhận đầu tư tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của Ban Quản lý Khu kinh tế.
Lưu ý : Trường hợp người thành lập doanh nghiệp, doanh nghiệp ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp hồ sơ, nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính thì kèm theo:
+ Hợp đồng cung cấp dịch vụ giữa người thành lập doanh nghiệp, doanh nghiệp và tổ chức làm dịch vụ nộp hồ sơ, nhận kết quả và giấy giới thiệu của tổ chức đó cho cá nhân thực hiện nộp hồ sơ, nhận kết quả; hoặc
+ Văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện nộp hồ sơ, nhận kết quả theo quy định của pháp luật.
* Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Từ ngày thứ Hai đến thứ Sáu hàng tuần (trừ ngày nghỉ, ngày lễ).
. Sáng: Từ 7 giờ đến 11 giờ 30 phút.
. Chiều: Từ 13 giờ 30 phút đến 17 giờ.
Điều kiện thực hiện
Nội dung Văn bản qui định
* Điều kiện đối với dự án thẩm định công nghệ: Theo Khoản 1 Điều 2 Quyết định số 03/2015/QĐ-UBND của UBND tỉnh Long An ngày 14/01/2015 về việc ban hành quy định trình tự, thủ tục thẩm định công nghệ dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Long An.
* Lĩnh vực đầu tư có điều kiện bao gồm:
+ Lĩnh vực tác động đến quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội;
+ Lĩnh vực tài chính, ngân hàng;
+ Lĩnh vực tác động đến sức khỏe cộng đồng;
+ Văn hóa, thông tin, báo chí, xuất bản;
+ Dịch vụ giải trí;
+ Kinh doanh bất động sản;
+ Khảo sát, tìm kiếm, thăm dò, khai thác tài nguyên thiên nhiên; môi trường sinh thái;
+ Phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo;
+ Một số lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật.
* Lĩnh vực cấm đầu tư bao gồm:
+ Các dự án gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia và lợi ích công cộng.
+ Các dự án gây phương hại đến di tích lịch sử, văn hoá, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam.
+ Các dự án gây tổn hại đến sức khỏe nhân dân, làm hủy hoại tài nguyên, phá hủy môi trường.
+ Các dự án xử lý phế thải độc hại đưa từ bên ngoài vào Việt Nam; sản xuất các loại hóa chất độc hại hoặc sử dụng tác nhân độc hại bị cấm theo điều ước quốc tế.
* Về tên chi nhánh:
+ Tên chi nhánh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái Tiếng Việt, có thể kèm theo các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu, phát âm được (Danh mục chữ cái sử dụng trong đặt tên chi nhánh được quy định tại Phụ lục VII-1 ban hành kèm theo Thông tư số 14/2010/TT-BKH ngày 04/6/2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về hướng dẫn một số nội dung về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp).
+ Tên chi nhánh phải mang tên doanh nghiệp đồng thời kèm theo cụm từ “Chi nhánh” đối với đăng ký thành lập chi nhánh.
+ Đối với những doanh nghiệp nhà nước khi chuyển thành đơn vị hạch toán phụ thuộc do yêu cầu tổ chức lại thì được phép giữ nguyên tên doanh nghiệp nhà nước trước khi tổ chức lại.
+ Phần tên riêng trong tên chi nhánh của Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần, Công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân không được sử dụng cụm từ “Công ty”, “doanh nghiệp”.
* Về trụ sở chi nhánh:Trụ sở chi nhánh của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc, giao dịch của doanh nghiệp; phải ở trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, tên phố (ngõ phố) hoặc tên xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
* Về người đứng đầu chi nhánh: Cá nhân sau đây không được quyền quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:
+ Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;
+ Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam;
+ Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn sở hữu nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo uỷ quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
+ Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự;
+ Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị Toà án cấm hành nghề kinh doanh;
+ Các trường hợp khác theo quy định tại Điều 94 Luật Phá sản năm 2004.
* Về ngành nghề kinh doanh: Ngành nghề kinh doanh của chi nhánh phải phù hợp với ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
*Hồ sơ thẩm định dự án đầu tư:
1. Bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư (theo mẫu).
2. Văn bản xác nhận tư cách pháp lý của nhà đầu tư: bản sao quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc các tài liệu tương đương khác đối với nhà đầu tư là tổ chức; bản sao hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân đối với nhà đầu tư là cá nhân;
3. Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư (do nhà đầu tư lập và chịu trách nhiệm).
4. Giải trình kinh tế - kỹ thuật bao gồm các nội dung chủ yếu: mục tiêu, quy mô, địa điểm đầu tư; vốn đầu tư; tiến độ thực hiện dự án; nhu cầu sử dụng đất; giải pháp về công nghệ và giải pháp về môi trường;
5. Hợp đồng hợp tác kinh doanh đối với hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh.
6.Giải trình khả năng đáp ứng điều kiện mà dự án đầu tư phải đáp ứng theo quy định của pháp luật đối với dự án thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện quy định tại Điều 29 của Luật Đầu tư và Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.
7. Văn bản chấp thuận việc sử dụng vốn nhà nước để đầu tư (đối với dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước).
* Hồ sơ đăng ký thành lập chi nhánh, bổ sung:
8. Quyết định bằng văn bản và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với Công ty TNHH hai thành viên trở lên, của chủ sở hữu Công ty hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch Công tyđối với Công ty TNHH một thành viên, của Hội đồng quản trị đối với Công ty cổ phần, của các thành viên hợp danh đối với Công ty hợp danh về việc thành lập chi nhánh.
9. Bản sao hợp lệ quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh.
10. Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người đứng đầu chi nhánh, cụ thể như sau:
+ Giấy chứng minh nhân dân còn hiệu lực hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực đối với công dân Việt Nam.
+ Một trong số các giấy tờ còn hiệu lực đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài sau đây:
• Hộ chiếu;
• Hộ chiếu nước ngoài (hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài) và một trong các giấy tờ chứng minh người gốc Việt Nam ở nước ngoài.
+ Giấy đăng ký tạm trú do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và Hộ chiếu còn hiệu lực đối với người nước ngoài thường trú tại Việt Nam.
+ Hộ chiếu còn hiệu lực đối với người nước ngoài không thường trú tại Việt Nam.
11. Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của người đứng đầu chi nhánh hoặc của cá nhân khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành (đối với chi nhánh kinh doanh các ngành, nghề phải có chứng chỉ hành nghề).
Đối với dự án thuộc diện thẩm định công nghệ, bổ sung:
12. Giải trình kinh tế - kỹ thuật, trong đó nêu rõ giải pháp về công nghệ bao gồm : Quy trình công nghệ ; phân tích và lựa chọn phương án công nghệ ; danh mục máy móc, trang thiết bị ; dây chuyền công nghệ ; đánh giá tác động của công nghệ đến môi trường và hiệu quả kinh tế-xã hội.
13. Dự thảo hợp đồng chuyển giao công nghệ (nếu dự án đầu tư có nội dung góp vốn bằng công nghệ).
* Lưu ý: Hồ sơ đóng thành cuốn, có bìa và dán gáy.
Số bộ hồ sơ: 05 bộ (01 bộ gốc, 04 bộ copy)
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai Văn bản qui định
Bản đăng ký/đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư
Tải về
TTHC bị sửa đổi, bổ sung - [0]
...
TTHC bị thay thế - [0]
...
TTHC bổ trợ - [0]
...

0
23