|
Tìm trong:
|
Tất cả
|
Tiêu đề
Số hồ sơ
|
Cấp thực hiện:
|
|
Lĩnh vực thực hiện:
|
Cơ quan hành chính:
|
|
Lĩnh vực thực hiện:
|
|
|
|
Số hồ sơ: |
T-LAN-281313-TT |
Cơ quan hành chính: |
Long An |
Lĩnh vực thống kê: |
Đầu tư |
Cơ quan có thẩm quyền quyết định: |
Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Long An |
Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): |
Không |
Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: |
Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Long An |
Cơ quan phối hợp (nếu có): |
Không |
Cách thức thực hiện: |
Trực tiếp tại Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Long An hoặc hồ sơ đăng ký qua mạng điện tử |
Thời hạn giải quyết: |
Tối đa 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ |
Đối tượng thực hiện: |
Tổ chức |
Kết quả thực hiện: |
Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Văn bản không chấp thuận cấp Giấy chứng nhận đầu tư |
Tình trạng áp dụng: |
Còn áp dụng |
Trình tự thực hiện
|
Tên bước
|
Mô tả bước
|
Bước 1:
|
Chủ đầu tư chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
|
Bước 2:
|
Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc Văn phòng Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Long An (65B Châu Văn Giác, phường 2, thành phố Tân An, tỉnh Long An). Công chức tiếp nhận kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ:
. Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy hẹn trao cho người nộp.
. Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ làm lại.
|
Bước 3:
|
Trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ Ban Quản lý Khu kinh tế chuyển hồ sơ đề nghị thẩm định công nghệ đến Sở Khoa học và Công nghệ thẩm định
|
Bước 4:
|
Trong thời gian 07 ngày làm việc đối với những dự án do Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức thẩm định và 15 ngày làm việc đối với những dự án do UBND tổ chức thẩm định kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị thẩm định công nghệ, Sở Khoa học và Công nghệ ban hành văn bản kết quả thẩm định công nghệ gửi Ban Quản lý Khu kinh tế.
|
Bước 5:
|
Phòng Kế hoạch và Đầu tư thuộc Ban Quản lý Khu kinh tế kiểm tra và thụ lý hồ sơ.
|
Bước 6:
|
Chủ đầu tư nhận Giấy chứng nhận đầu tư tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của Ban Quản lý Khu kinh tế.
Lưu ý : Trường hợp người thành lập doanh nghiệp, doanh nghiệp ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp hồ sơ, nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính thì kèm theo:
+ Hợp đồng cung cấp dịch vụ giữa người thành lập doanh nghiệp, doanh nghiệp và tổ chức làm dịch vụ nộp hồ sơ, nhận kết quả và giấy giới thiệu của tổ chức đó cho cá nhân thực hiện nộp hồ sơ, nhận kết quả; hoặc
+ Văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện nộp hồ sơ, nhận kết quả theo quy định của pháp luật.
* Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Từ ngày thứ Hai đến thứ Sáu hàng tuần (trừ ngày nghỉ, ngày lễ).
. Sáng: Từ 7 giờ đến 11 giờ 30 phút.
. Chiều: Từ 13 giờ 30 phút đến 17 giờ.
|
Điều kiện thực hiện
|
Nội dung |
Văn bản qui định |
- Danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh gồm:
+ Kinh doanh vũ khí quân dụng, trang thiết bị, kỹ thuật, khí tài, phương tiện chuyên dùng quân sự, công an; quân trang (bao gồm cả phù hiệu, cấp hiệu, quân hiệu của quân đội, công an), quân dụng cho lực lượng vũ trang; linh kiện, bộ phận, phụ tùng, vật tư và trang thiết bị đặc chủng, công nghệ chuyên dùng chế tạo chúng;
+ Kinh doanh chất ma túy các loại;
+ Kinh doanh hóa chất bảng 1 (theo Công ước quốc tế);
+ Kinh doanh các sản phẩm văn hóa phản động, đồi trụy, mê tín dị đoan hoặc có hại tới giáo dục thẩm mỹ, nhân cách;
+ Kinh doanh các loại pháo;
+ Kinh doanh các loại đồ chơi, trò chơi nguy hiểm, đồ chơi, trò chơi có hại tới giáo dục nhân cách và sức khoẻ của trẻ em hoặc tới an ninh, trật tự an toàn xã hội;
+ Kinh doanh các loại thực vật, động vật hoang dã, gồm cả vật sống và các bộ phận của chúng đã được chế biến, thuộc Danh mục điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên quy định và các loại thực vật, động vật quý hiếm thuộc danh mục cấm khai thác, sử dụng;
+ Kinh doanh mại dâm, tổ chức mại dâm, mua bán người;
+ Kinh doanh dịch vụ tổ chức đánh bạc, gá bạc trái phép dưới mọi hình thức;
+ Kinh doanh dịch vụ điều tra bí mật xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân;
+ Kinh doanh dịch vụ môi giới kết hôn có yếu tố nước ngoài;
+ Kinh doanh dịch vụ môi giới nhận cha, mẹ, con nuôi, nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài;
+ Kinh doanh các loại phế liệu nhập khẩu gây ô nhiễm môi trường;
+ Kinh doanh các loại sản phẩm, hàng hóa và thiết bị cấm lưu hành, cấm sử dụng hoặc chưa được phép lưu hành và/hoặc sử dụng tại Việt Nam;
+ Các ngành, nghề cấm kinh doanh khác được quy định tại các luật, pháp lệnh và nghị định chuyên ngành. |
|
- Lĩnh vực cấm đầu tư bao gồm:
+ Các dự án gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia và lợi ích công cộng.
+ Các dự án gây phương hại đến di tích lịch sử, văn hoá, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam.
+ Các dự án gây tổn hại đến sức khỏe nhân dân, làm hủy hoại tài nguyên, phá hủy môi trường.
+ Các dự án xử lý phế thải độc hại đưa từ bên ngoài vào Việt Nam; sản xuất các loại hóa chất độc hại hoặc sử dụng tác nhân độc hại bị cấm theo điều ước quốc tế. |
|
- Về trụ sở chính doanh nghiệp:Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc, giao dịch của doanh nghiệp; phải ở trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, tên phố (ngõ phố) hoặc tên xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
- Tổ chức, cá nhân sau đây không được quyền thành lập, tham gia thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam:
+ Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
+ Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;
+ Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam;
+ Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn sở hữu nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo uỷ quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
+ Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự;
+ Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị Toà án cấm hành nghề kinh doanh;
+ Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản. |
|
Điều kiện đối với dự án thẩm định công nghệ: Theo Điều 2 Quyết định số 03/2015/QĐ-UBND của UBND tỉnh Long An ngày 14/01/2015 về việc ban hành quy định trình tự, thủ tục thẩm định công nghệ dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Long An. |
|
Về tên doanh nghiệp:
1. Tên doanh nghiệp phải viết được bằng các chữ cái trong Bảng chữ cái tiếng Việt, có thể kèm theo các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu, phát âm được và bao gồm hai thành tố sau đây:
a) Loại hình doanh nghiệp, bao gồm: Công ty trách nhiệm hữu hạn, cụm từ trách nhiệm hữu hạn có thể viết tắt là TNHH; Công ty cổ phần, cụm từ cổ phần có thể viết tắt là CP; Công ty hợp danh, cụm từ hợp danh có thể viết tắt là HD; doanh nghiệp tư nhân, cụm từ tư nhân có thể viết tắt là TN;
b) Tên riêng của doanh nghiệp.
2. Doanh nghiệp chỉ được sử dụng ngành, nghề kinh doanh, hình thức đầu tư để cấu thành tên riêng của doanh nghiệp nếu doanh nghiệp có đăng ký ngành, nghề đó hoặc thực hiện đầu tư theo hình thức đó.
3. Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt của doanh nghiệp:
a) Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên bằng tiếng Việt sang tiếng nước ngoài tương ứng; không được trùng với tên viết bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.
b) Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên bằng tiếng Việt của doanh nghiệp tại cơ sở của doanh nghiệp hoặc trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.
c) Tên viết tắt của doanh nghiệp được viết tắt từ tên bằng tiếng Việt hoặc tên viết bằng tiếng nước ngoài; không được trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký.
4. Tên trùng là trường hợp tên của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký được viết và đọc bằng tiếng Việt hoàn toàn giống với tên của doanh nghiệp đã đăng ký. Các trường hợp sau đây được coi là gây nhầm lẫn với tên của các doanh nghiệp khác:
a) Tên bằng tiếng Việt của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký được đọc giống như tên doanh nghiệp đã đăng ký;
b) Tên bằng tiếng Việt của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký chỉ khác tên doanh nghiệp đã đăng ký bởi ký hiệu “&”; ký hiệu “-”; chữ “và”;
c) Tên viết tắt của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp khác đã đăng ký;
d) Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp khác đã đăng ký;
đ) Tên riêng của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký khác với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký bởi một hoặc một số số tự nhiên, số thứ tự hoặc một số chữ cái tiếng Việt (A, B, C…) ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó, trừ trường hợp doanh nghiệp yêu cầu đăng ký là doanh nghiệp con của doanh nghiệp đã đăng ký;
e) Tên riêng của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký khác với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước, hoặc “mới” ngay sau tên của doanh nghiệp đã đăng ký;
g) Tên riêng của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký chỉ khác tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký bởi các từ “miền Bắc”, “miền Nam”, “miền Trung”, “miền Tây”, “miền Đông” hoặc các từ có ý nghĩa tương tự; trừ trường hợp doanh nghiệp yêu cầu đăng ký là doanh nghiệp con của doanh nghiệp đã đăng ký;
h) Tên riêng của doanh nghiệp trùng với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký.
5. Những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp:
a) Không được đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp khác đã đăng ký trong phạm vi toàn quốc, trừ những doanh nghiệp đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, các doanh nghiệp đã giải thể. Quy định này được áp dụng kể từ ngày 01/01/20141.
b) Không được sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
c) Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc, tên danh nhân để đặt tên riêng cho doanh nghiệp.
Quy định đối với Giám đốc (Tổng giám đốc) và thành viên Hội đồng quản trị:
1. Giám đốc (Tổng giám đốc) Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; Giám đốc (Tổng giám đốc) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là tổ chức; Thành viên Hội đồng quản trị Công ty cổ phần phải có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp quy định tại khoản 2 Điều 13 của Luật Doanh nghiệp năm 2005.
2. Giám đốc (Tổng giám đốc) Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:
a) Cổ đông là cá nhân sở hữu ít nhất 5% số cổ phần phổ thông (đối với Công ty cổ phần), thành viên là cá nhân sở hữu ít nhất 10% vốn điều lệ (đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn) hoặc người khác thì phải có trình độ chuyên môn hoặc kinh nghiệm thực tế trong quản trị kinh doanh hoặc trong ngành, nghề kinh doanh chính của Công ty.
Trường hợp Điều lệ Công ty quy định tiêu chuẩn và điều kiện khác với tiêu chuẩn và điều kiện quy định tại điểm này thì áp dụng tiêu chuẩn và điều kiện do Điều lệ Công ty quy định;
b) Đối với Công ty con của Công ty có phần vốn góp, cổ phần của Nhà nước chiếm trên 50% vốn điều lệ, ngoài các tiêu chuẩn và điều kiện quy định tại các điểm a và b khoản này, Giám đốc (Tổng giám đốc) của Công ty con không được là vợ hoặc chồng, cha, cha nuôi, mẹ, mẹ nuôi, con, con nuôi hoặc anh, chị, em ruột của người quản lý Công ty mẹ và người đại diện phần vốn nhà nước tại Công ty con đó.
3. Giám đốc (Tổng giám đốc) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là tổ chức phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:
a) Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế tương ứng trong quản trị kinh doanh hoặc trong các ngành, nghề kinh doanh chủ yếu của Công ty, trừ trường hợp Điều lệ Công ty có quy định khác;
b) Trường hợp chủ sở hữu Công ty là cơ quan nhà nước hoặc doanh nghiệp có trên 50% sở hữu nhà nước, ngoài các tiêu chuẩn và điều kiện quy định tại các điểm a và b khoản này, Giám đốc (Tổng giám đốc) không được là vợ hoặc chồng, cha, cha nuôi, mẹ, mẹ nuôi, con, con nuôi hoặc anh, chị, em ruột của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan nhà nước và người đại diện phần vốn nhà nước tại Công ty đó.
4. Thành viên Hội đồng quản trị Công ty cổ phần phải có tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:
Cổ đông là cá nhân sở hữu ít nhất 5% tổng số cổ phần phổ thông hoặc cổ đông sở hữu ít hơn 5% tổng số cổ phần, người không phải là cổ đông thì phải có trình độ chuyên môn hoặc kinh nghiệm trong quản lý kinh doanh hoặc trong ngành, nghề kinh doanh chính của Công ty.
Trường hợp Điều lệ Công ty quy định tiêu chuẩn và điều kiện khác với tiêu chuẩn và điều kiện quy định tại điểm này thì áp dụng tiêu chuẩn và điều kiện do Điều lệ Công ty quy định. |
|
Bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư (theo mẫu). |
Văn bản xác nhận tư cách pháp lý của nhà đầu tư: bản sao quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc các tài liệu tương đương khác đối với nhà đầu tư là tổ chức; bản sao hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân đối với nhà đầu tư là cá nhân |
Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư (do nhà đầu tư lập và chịu trách nhiệm). |
Giải trình kinh tế - kỹ thuật bao gồm các nội dung chủ yếu: mục tiêu, quy mô, địa điểm đầu tư; vốn đầu tư; tiến độ thực hiện dự án; nhu cầu sử dụng đất; giải pháp về công nghệ và giải pháp về môi trường; |
Hợp đồng hợp tác kinh doanh đối với hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh. |
Giải trình khả năng đáp ứng điều kiện mà dự án đầu tư phải đáp ứng theo quy định của pháp luật đối với dự án thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện quy định tại Điều 29 của Luật Đầu tư và Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư |
Văn bản chấp thuận việc sử dụng vốn nhà nước để đầu tư (đối với dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước). |
Hồ sơ đăng ký kinh doanh tương ứng với mỗi loại hình tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật có liên quan, cần bổ sung:
1. Hợp đồng liên doanh (đối với hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài).
2. Dự thảo điều lệ Doanh nghiệp (trừ trường hợp đăng ký doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân).
3. Danh sách thành viên Công ty TNHH hai thành viên trở lên và Công ty hợp danh, danh sách cổ đông sáng lập Công ty cổ phần (theo mẫu quy định tại Quyết định số 1088/2006/QĐ-BKH ngày 19 tháng 10 năm 2006 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc ban hành các mẫu văn bản thực hiện thủ tục đầu tư tại Việt Nam).
4. Danh sách người đại diện theo ủy quyền (đối với trường hợp chủ sở hữu Công ty TNHH một thành viên là tổ chức có nhiều đại diện theo ủy quyền, áp dụng theo mẫu quy định tại Thông tư số 01/2013/TT-BKH ngày 21/01/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp).
5. Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định.
6. Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của các thành viên hợp danh đối với Công ty hợp danh, của một hoặc một số cá nhân đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần (trường hợp Công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề).
7. Quyết định chia/tách Công ty đối với Công ty TNHH một thành viên/Biên bản họp Hội đồng thành viên đối với Công ty TNHH hai thành viên trở lên/ Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông đối với Công ty cổ phần về việc chia/tách Công ty (trường hợp thành lập Công ty trên cơ sở chia/tách Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần thành một số Công ty cùng loại).
8. Hợp đồng hợp nhất Công ty (trường hợp thành lập Công ty trên cơ sở hợp nhất một số Công ty cùng loại thành một Công ty mới).
9. Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Công ty bao gồm Công ty bị chia, tách, hợp nhất, nhận sáp nhập, bị sáp nhập (trường hợp Công ty được thành lập trên cơ sở chia, tách, hợp nhất).
10. Trường hợp hoạt động theo loại hình doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp có văn bản đảm bảo quy định doanh nghiệp chế xuất được ngăn cách với lãnh thổ bên ngoài bằng hệ thống tường rào, có cổng và cửa ra, vào, bảo đảm điều kiện cho sự kiểm tra, giám sát, kiểm soát của cơ quan hải quan và các cơ quan chức năng có liên quan.
11. Hợp đồng liên doanh đối với hình thức thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài. |
Đối với dự án thuộc diện thẩm định công nghệ, bổ sung:
12. Giải trình kinh tế - kỹ thuật, trong đó nêu rõ giải pháp về công nghệ bao gồm : Quy trình công nghệ ; phân tích và lựa chọn phương án công nghệ ; danh mục máy móc, trang thiết bị ; dây chuyền công nghệ ; đánh giá tác động của công nghệ đến môi trường và hiệu quả kinh tế-xã hội.
13. Dự thảo hợp đồng chuyển giao công nghệ (nếu dự án đầu tư có nội dung góp vốn bằng công nghệ).
* Lưu ý: Hồ sơ đóng thành cuốn, có bìa và dán gáy. |
Số bộ hồ sơ:
05 bộ (01 bộ gốc, 04 bộ copy). |
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai
|
Văn bản qui định
|
Bản đăng ký/đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư
Tải về
|
|
Danh sách cổ đông sáng lập Công ty Cổ phần
Tải về
|
|
Danh sách người đại diện theo uỷ quyền của Công ty TNHH một thành viên (đối với chủ sở hữu là tổ chức)
Tải về
|
|
Danh sách thành viên Công ty TNHH hai thành viên trở lên
Tải về
|
|
Danh sách thành viên sáng lập Công ty Hợp danh
Tải về
|
|
TTHC bị sửa đổi, bổ sung - [0]
...
TTHC bị thay thế - [0]
...
TTHC bổ trợ - [0]
...
TTHC đang xem
Thành lập doanh nghiệp gắn với cấp Giấy chứng nhận đầu tư đối với trường hợp dự án đầu tư có quy mô vốn đầu tư từ 300 tỷ đồng Việt Nam trở lên và thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện - Long An
Số hồ sơ:
T-LAN-281313-TT
Cơ quan hành chính:
Long An
TTHC sửa đổi, bổ sung - [0]
...
TTHC thay thế - [0]
...
TTHC gần nội dung - [5]
|