Những Thủ tục hành chính này THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã ngừng cập nhật từ ngày 11/06/2017, quý khách vui lòng cân nhắc trước khi sử dụng.

Hỗ trợ

Hỗ trợ Pháp Lý
Hỗ trợ Dịch Vụ
ĐT: (028) 3930 3279
DĐ: 0906 22 99 66
 

Tìm trong: Tất cả Tiêu đề Số hồ sơ
Cấp thực hiện: Lĩnh vực thực hiện:   
Kết quả phải: Có tất cả các từ trên Chính xác cụm từ trên
Cơ quan hành chính: Lĩnh vực thực hiện:

Số hồ sơ: T-LDG-BS170
Cơ quan hành chính: Lâm Đồng
Lĩnh vực thống kê: Các cơ sở Giáo dục – đào tạo
Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Không
Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không
Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Cơ sở giáo dục mầm non, Ủy ban nhân dân cấp xã, Phòng giáo dục và đào tạo, Ủy ban nhân dân cấp huyện
Cơ quan phối hợp (nếu có): Không
Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan nhà nước
Thời hạn giải quyết: Quy định chi tiết tại mục Trình tự thực hiện
Đối tượng thực hiện: Cá nhân và Tổ chức
Kết quả thực hiện: Phê duyệt, cấp kinh phí, chi trả tiền hỗ trợ ăn trưa
Tình trạng áp dụng: Còn áp dụng
Trình tự thực hiện
Tên bước Mô tả bước
Bước 1: Đầu năm học, cơ sở giáo dục mầm non (bao gồm công lập và ngoài công lập) tổ chức phổ biến, thông báo rộng rãi và hướng dẫn cho cha mẹ hoặc người giám hộ, người nhận nuôi (sau đây gọi là cha mẹ) trẻ 5 tuổi thuộc đối tượng được hưởng chính sách viết và gửi đơn đề nghị hỗ trợ tiền ăn trưa (mẫu đơn theo Phụ lục 1).
* Cha mẹ trẻ 5 tuổi khi đến nộp đơn tại cơ sở giáo dục mầm non phải xuất trình bản gốc kèm theo bản sao các loại giấy tờ quy định về hồ sơ xét cấp. Người nhận hồ sơ có trách nhiệm đối chiếu bản sao với bản gốc, ký xác nhận đã đối chiếu bản sao với bản gốc và ghi rõ họ tên vào bản sao để đưa vào hồ sơ.
Bước 2: Trong vòng 45 ngày, kể từ ngày 01 tháng 9 hàng năm, cơ sở giáo dục mầm non lập danh sách trẻ được đề nghị cấp tiền hỗ trợ ăn trưa theo từng đối tượng (biểu mẫu theo Phụ lục 2) gửi UBND cấp xã nơi cơ sở giáo dục mầm non đóng, kèm theo hồ sơ xét cấp hỗ trợ ăn trưa.
Bước 3: Trong vòng 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, UBND cấp xã có trách nhiệm thẩm tra, ký tên đóng dấu xác nhận danh sách trẻ theo từng đối tượng hưởng chính sách và gửi lại cho cơ sở giáo dục mầm non. Trường hợp nếu có trẻ được bổ sung thêm hoặc bị loại khỏi danh sách, phải ghi rõ họ tên và lý do được bổ sung hoặc bị loại khỏi danh sách.
Bước 4: Trong vòng 03 ngày làm việc, kể từ khi nhận được xác nhận của UBND cấp xã, cơ sở giáo dục mầm non làm công văn đề nghị kèm danh sách và hồ sơ xác nhận của UBND cấp xã gửi về phòng giáo dục và đào tạo cấp huyện để tổng hợp, xét duyệt.
Bước 5: Trong vòng 10 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ cơ sở giáo dục mầm non gửi, phòng giáo dục và đào tạo tổ chức thẩm định hồ sơ, xét duyệt danh sách và thông báo lại cho cơ sở giáo dục mầm non, đồng thời tổng hợp (biểu mẫu Phụ lục 3) gửi cơ quan tài chính cùng cấp trình UBND cấp huyện xét duyệt, làm cơ sở lập dự toán kinh phí; đồng thời gửi báo cáo sở tài chính, sở giáo dục và đào tạo.
Bước 6: Trong vòng 15 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ báo cáo của UBND cấp huyện, sở tài chính chủ trì phối hợp với sở giáo dục và đào tạo tổng hợp toàn tỉnh để lập dự toán ngân sách, đồng thời gửi báo cáo về Bộ Tài chính và Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Bước 7: Phương thức chi hỗ trợ:
+ Việc chi trả kinh phí hỗ trợ ăn trưa cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi được cấp tối đa 9 tháng/năm học và thực hiện 2 lần trong năm: lần 1 chi trả đủ 4 tháng vào tháng 10 hoặc tháng 11 hàng năm; lần 2 chi trả đủ 5 tháng vào tháng 3 hoặc tháng 4 hàng năm. Phương thức chi hỗ trợ đối với các loại hình trường như sau:
- Đối với cơ sở mầm non công lập: Cơ sở giáo dục mầm non là cơ quan chịu trách nhiệm thực hiện việc chi trả. Tùy vào thực tế quản lý và cách tổ chức ăn trưa, lãnh đạo cơ sở giáo dục mầm non thống nhất với Ban đại diện cha mẹ trẻ để quyết định 1 trong 2 phương thức: chi trả trực tiếp bằng tiền mặt cho cha mẹ trẻ hoặc giữ lại để lo bữa ăn trưa cho trẻ (khuyến khích cơ sở giáo dục mầm non tổ chức nấu ăn tập trung cho trẻ).
- Đối với cơ sở mầm non ngoài công lập: Phòng giáo dục và đào tạo là cơ quan chịu trách nhiệm thực hiện việc chi trả. Tùy vào thực tế quản lý và cách tổ chức ăn trưa, phòng giáo dục và đào tạo thống nhất với cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập để quyết định 1 trong 2 phương thức: chi trả trực tiếp bằng tiền mặt cho cha mẹ trẻ hoặc giữ lại để lo bữa ăn trưa cho trẻ (khuyến khích cơ sở giáo dục mầm non tổ chức nấu ăn tập trung cho trẻ).
Điều kiện thực hiện
Nội dung Văn bản qui định
- Cơ quan tài chính các cấp có trách nhiệm bảo đảm kinh phí hỗ trợ, hướng dẫn quản lý và kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện. Việc lập, phân bổ dự toán kinh phí thực hiện chính sách chi hỗ trợ ăn trưa cho trẻ 5 tuổi được thực hiện đồng thời với thời điểm phân bổ dự toán ngân sách nhà nước hàng năm tại địa phương, dự toán phải ghi rõ kinh phí thực hiện chính sách cấp hỗ trợ tiền ăn trưa cho trẻ 5 tuổi và số lượng đối tượng được hưởng.
- Kho bạc Nhà nước thực hiện kiểm soát, cấp phát, thanh toán kinh phí hỗ trợ ăn trưa cho trẻ năm tuổi theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính.
- Việc thực hiện chính sách phải đảm bảo đúng mục đích, đúng đối tượng, đúng nội dung hỗ trợ và lồng ghép với các chính sách khác có cùng nội dung, mục tiêu đang thực hiện trên địa bàn. Các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ tiền ăn trưa theo quy định của Thông tư liên tịch số 29/2011/TTLT-BGDĐT-BTC mà cùng một lúc được hưởng nhiều chính sách cùng tính chất thì chỉ được hưởng chính sách có chế độ ưu đãi cao nhất.
Đối với trẻ em trong độ tuổi 5 tuổi đang học tại các cơ sở giáo dục mầm non có cha mẹ thường trú tại các xã núi cao, các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (theo quy định hiện hành của các cơ quan có thẩm quyền), hồ sơ gồm có:
+ Đơn đề nghị hỗ trợ tiền ăn trưa của cha, mẹ trẻ;
+ Giấy khai sinh (bản sao);
+ Sổ đăng ký hộ khẩu thường trú của hộ gia đình (bản sao).
Đối với trẻ em trong độ tuổi 5 tuổi học tại các cơ sở giáo dục mầm non mồ côi cả cha lẫn mẹ, không nơi nương tựa, hồ sơ gồm có:
+ Đơn đề nghị hỗ trợ tiền ăn trưa của cha, mẹ trẻ;
+ Giấy khai sinh (bản sao);
+ Bản sao Quyết định về việc trợ cấp xã hội của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc bản sao một trong các giấy tờ sau:
+ Quyết định của UBND cấp xã nơi trẻ cư trú về việc cử người giám hộ hoặc đề nghị tổ chức làm người giám hộ cho trẻ;
+ Biên bản của Hội đồng xét duyệt cấp xã nơi trẻ cư trú;
+ Biên bản xác nhận của UBND cấp xã về tình trạng trẻ bị bỏ rơi hoặc trẻ mồ côi cả cha lẫn mẹ;
+ Đơn nhận nuôi trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi có xác nhận của UBND cấp xã nơi trẻ cư trú hoặc quyết định công nhận nuôi con nuôi của UBND cấp xã.
Đối với trẻ em trong độ tuổi 5 tuổi học tại các cơ sở giáo dục mầm non bị tàn tật, khuyết tật có khó khăn về kinh tế, hồ sơ gồm có:
+ Đơn đề nghị hỗ trợ tiền ăn trưa của cha, mẹ trẻ;
+ Giấy khai sinh (bản sao);
+ Giấy xác nhận của bệnh viện cấp huyện hoặc của Hội đồng xét duyệt cấp xã nơi trẻ cư trú (bản sao).
Đối với trẻ em trong độ tuổi 5 tuổi đang học tại các cơ sở giáo dục mầm non có cha mẹ thuộc diện hộ nghèo theo quy định hiện hành của Nhà nước (không thuộc các xã núi cao, các xã có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn), hồ sơ gồm có:
+ Đơn đề nghị hỗ trợ tiền ăn trưa của cha, mẹ trẻ;
+ Giấy khai sinh (bản sao);
+ Giấy chứng nhận hộ nghèo do UBND cấp xã cấp (bản sao).
Số bộ hồ sơ: 1 bộ
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai Văn bản qui định
Danh sách trẻ em 5 tuổi được hỗ trợ tiền ăn trưa
Tải về
Đơn đề nghị hỗ trợ tiền ăn trưa (Dùng cho cha mẹ hoặc người giám hộ trẻ em học tại các cơ sở giáo dục mầm non)
Tải về
Tổng hợp kinh phí hỗ trợ tiền ăn trưa cho trẻ em 5 tuổi
Tải về
TTHC bị sửa đổi, bổ sung - [0]
...
TTHC bị thay thế - [0]
...
TTHC bổ trợ - [0]
...
TTHC đang xem
Chi hỗ trợ ăn trưa cho trẻ 5 tuổi ở các cơ sở giáo dục mầm non - Lâm Đồng
Số hồ sơ:
T-LDG-BS170
Cơ quan hành chính:
Lâm Đồng
Lĩnh vực:
Các cơ sở Giáo dục – đào tạo
Tình trạng:
Còn áp dụng

0
37