|
Tìm trong:
|
Tất cả
|
Tiêu đề
Số hồ sơ
|
Cấp thực hiện:
|
|
Lĩnh vực thực hiện:
|
Cơ quan hành chính:
|
|
Lĩnh vực thực hiện:
|
|
|
|
Số hồ sơ: |
T-LDG-BS897 |
Cơ quan hành chính: |
Lâm Đồng |
Lĩnh vực thống kê: |
Lâm nghiệp |
Cơ quan có thẩm quyền quyết định: |
Chi cục Kiểm lâm tỉnh |
Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): |
Không |
Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: |
Chi cục Kiểm lâm tỉnh |
Cơ quan phối hợp (nếu có): |
Các cơ quan trong Hội đồng thẩm định |
Cách thức thực hiện: |
Trực tiếp hoặc qua đường Bưu điện. |
Thời hạn giải quyết: |
15 ngày làm việc. |
Đối tượng thực hiện: |
Cá nhân và Tổ chức |
Kết quả thực hiện: |
Giấy Chứng nhận trại nuôi gấu. |
Tình trạng áp dụng: |
Còn áp dụng |
Trình tự thực hiện
|
Tên bước
|
Mô tả bước
|
Bước 1:
|
Tiếp nhận hồ sơ:
- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân (gọi chung là người nộp hồ sơ) chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật; nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của Chi cục Kiểm lâm (Tầng 4 Trung tâm hành chính tỉnh Lâm Đồng) hoặc nộp qua dịch vụ bưu chính.
- Công chức tiếp nhận có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, xem xét tính đầy đủ của hồ sơ:
- Nộp trực tiếp: Trường hợp hồ sơ đầy đủ, viết giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả (theo mẫu số 03 Quyết định 09/2015/QĐ-TTg) trao cho người nộp hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn cụ thể cho người nộp hồ sơ hoàn thiện hồ sơ và ban hành Phiếu hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ (theo mẫu số 01 Quyết định 09/2015/QĐ-TTg) trao cho người nộp hồ sơ để bổ sung hồ sơ đầy đủ theo phiếu hướng dẫn.
- Nộp qua đường Bưu điện: Trường hợp hồ sơ đầy đủ, viết giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả (theo mẫu số 03 Quyết định 09/2015/QĐ-TTg) gửi cho người nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn cụ thể cho người nộp hồ sơ hoàn thiện hồ sơ qua điện thoại (nếu có) và ban hành Phiếu hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ (theo mẫu số 01 Quyết định 09/2015/QĐ-TTg) gửi cho người nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính.
|
Bước 2:
|
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả chuyển hồ sơ về bộ phận nghiệp vụ để kiểm tra nội dung hồ sơ, nếu hồ sơ chưa đạt yêu cầu cần làm rõ, trong thời hạn 03 ngày làm việc Chi cục Kiểm lâm thông báo cho người nộp hồ sơ bằng văn bản hoặc điện thoại nội dung, thành phần hồ sơ cần bổ sung, hoàn thiện theo quy định.
|
Bước 3:
|
Thẩm định hồ sơ, cấp giấy chứng nhận, (thời gian mười lăm (15) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ):
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc sau khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Chi cục Kiểm lâm thành lập Hội đồng thẩm định gồm: Chi cục Kiểm lâm làm chủ tịch Hội đồng với các thành viên là đại diện của Chi cục Thú y, Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Cảnh sát môi trường và chính quyền cấp xã (phường, thị trấn) nơi có trại nuôi gấu đề nghị cấp giấy chứng nhận để thẩm định hồ sơ;
- Trong thời gian 05 ngày làm việc, Hội đồng thẩm định kiểm tra thực tế cơ sở vật chất của trại nuôi gấu, các điều kiện theo quy định, nguồn gốc gấu nuôi, ý kiến của các thành viên, lập biên bản thẩm định để làm căn cứ xem xét, cấp giấy chứng nhận trại nuôi gấu.
- Trong thời gian 5 ngày làm việc, kể từ khi nhận được biên bản thẩm định, Chi cục Kiểm lâm phải xem xét cấp giấy chứng nhận trại nuôi gấu, hoặc có văn bản trả lời cho chủ nuôi gấu về những điều kiện chưa đạt yêu cầu.
|
Bước 4:
|
Nhận kết quả:
Người nộp hồ sơ nhận kết quả tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của Chi cục Kiểm lâm hoặc nhận qua dịch vụ bưu chính. Trường hợp nhận hộ, người nhận hộ phải có thêm giấy ủy quyền được chứng thực và chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người được ủy quyền.
Nếu nhận trực tiếp, người đến nhận có trách nhiệm nộp lại giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Trong giờ làm việc, từ thứ hai đến thứ sáu; trừ ngày nghỉ, ngày lễ.
|
Điều kiện thực hiện
|
Nội dung |
Văn bản qui định |
1. Điều kiện trại, chuồng: Trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng Gấu phải có đủ các điều kiện về trại và chuồng như sau:
1.1. Trại nuôi gấu theo phương thức nuôi nhốt:
a) Có nhà đặt chuồng (cũi) nuôi gấu hoặc có mái che đảm bảo tránh mưa, nắng và các điều kiện bất lợi của thời tiết đối với gấu;
b) Xung quanh trại có tường xây dày tối thiểu 20 cm, cao tối thiểu 1,8 m; đảm bảo vững chắc, an toàn, gấu không thể thoát ra ngoài;
c) Có hệ thống xử lý chất thải phù hợp với tiêu chuẩn vệ sinh môi trường như hầm biogas, bể phốt hoặc các biện pháp phù hợp khác không được thải trực tiếp các loại chất thải ra môi trường.
1.2. Trại nuôi gấu theo phương thức bán hoang dã:
a) Trại nuôi bán hoang dã phải có tường xây bao quanh dày ít nhất 40 cm, cao tối thiểu 2,5 m, phía trên có hàng rào kim loại cứng cao tối thiểu 50 cm, đảm bảo vững chắc, an toàn, gấu không thể thoát ra ngoài. Tường bao phải cách các công trình khác ít nhất 2 m (sơ đồ hàng rào bảo vệ trong Phụ lục I);
b) Mật độ nuôi gấu theo phương thức bán hoang dã phải đảm bảo tối thiểu 150 m2/01 cá thể.
1.3. Chuồng nuôi gấu: Chuồng (cũi) nuôi gấu là chỗ để nuôi nhốt gấu bên trong, chuồng nuôi gấu có thể làm bằng kim loại cứng, xây bằng bê tông, gạch hoặc các vật liệu kiên cố khác. Quy định về chuồng nuôi theo phụ lục dưới đây áp dụng cho việc nuôi một cá thể gấu (trừ trường hợp gấu con chưa tách mẹ), trường hợp chuồng nuôi nhiều cá thể gấu, thì kích thước chuồng nuôi phải lớn tương ứng với số lượng gấu.
1.3.1. Đối với chuồng làm bằng kim loại cứng:
a) Kính thước chuồng: Tối thiểu dài 1,5 m; rộng 1,5 m; cao 2 m;
b) Khung chuồng: Làm bằng ống kim loại cứng tròn đường kính tối thiểu 25 mm hoặc bằng kim loại cứng đặc đường kính tối thiểu 18 mm; các điểm nối khung chuồng được hàn với nhau đảm bảo vững chắc, an toàn (Bản vẽ mô tả khung chuồng tại Phụ lục II);
c) Mặt trước, mặt trên, mặt sau và hai mặt thành: Làm bằng kim loại cứng đặc đường kính tối thiểu 12 mm, các điểm nối được hàn với khung chuồng, mỗi thanh cách đều tối đa 7 cm, đảm bảo vững chắc, an toàn, gấu không thể thoát ra ngoài hoặc thò chi ra ngoài (Bản vẽ mô tả kết cấu các mặt tại Phụ lục II);
d) Mặt sàn: Làm bằng kim loại cứng đặc đường kính tối thiểu 12 mm, các điểm nối được hàn với khung chuồng, đan hai chiều (dọc và ngang dạng lưới), mỗi thanh cách đều tối đa 6 cm, đảm bảo vững chắc, an toàn, gấu không thể thoát ra ngoài. Mặt sàn cách mặt nền tối thiểu 25 cm (Bản vẽ mô tả mặt sàn tại Phụ lục II);
đ) Chuồng có máng ăn bằng kim loại cứng không gỉ để ở vị trí thuận tiện hoặc có thể tháo lắp để dọn vệ sinh thường xuyên; nền chuồng được láng xi măng hoặc lát gạch men dốc về một phía để thuận tiện cho việc dọn vệ sinh;
e) Cửa chuồng: Có chốt để khóa đảm bảo an toàn;
g) Vị trí đặt chuồng: Để nơi thoáng mát về mùa hè và tránh gió về mùa đông, các mặt của chuồng phải cách chuồng nuôi gấu khác hoặc tường rào, các vật thể khác tối thiểu 50 cm; riêng phía cửa chuồng phải có khoảng cách tối thiểu 3m.
1.3.2. Đối với chuồng xây:
a) Kích thước chuồng: Tối thiểu dài 2 m; rộng 2 m; cao 2 m;
b) Tối đa chỉ xây ba mặt có chiều dày tối thiểu 20 cm (trường hợp bằng bê tông cốt kim loại cứng có chiều dày tối thiểu 10 cm); mặt tường và nền chuồng chát nhẵn bằng xi măng hoặc gạch, nền chuồng có độ dốc để thoát nước thải; các mặt làm bằng kim loại thì:
- Khung chuồng: Làm bằng ống kim loại cứng tròn đường kính tối thiểu 25 mm hoặc bằng kim loại cứng đặc đường kính tối thiểu 18 mm; các điểm nối khung chuồng được hàn với nhau đảm bảo vững chắc, an toàn;
- Mặt trước, mặt trên, mặt sau và hai mặt thành: Làm bằng kim loại cứng đặc đường kính tối thiểu 12 mm, các điểm nối được hàn với khung chuồng, mỗi thanh cách đều tối đa 7 cm, đảm bảo vững chắc, an toàn, gấu không thể thoát ra ngoài hoặc thò chi ra ngoài.
c) Chuồng có máng ăn để ở vị trí thuận tiện hoặc có thể tháo lắp để dọn vệ sinh thường xuyên;
d) Vị trí xây chuồng: Xây ở nơi thoáng mát, các mặt tường xây có thể liền với chuồng khác, các mặt bằng kim loại phải cách các chuồng nuôi gấu khác hoặc tường rào, các vật thể khác tối thiểu 50 cm; riêng phía cửa chuồng phải có khoảng cách tối thiểu 3 m.
Đối với chuồng nuôi gấu bán hoang dã: Có thể xây hoặc làm bằng kim loại như quy định tại điểm 1.3.1 và 1.3.2 mục này, có cửa trước để gấu ra vào và cửa sau để dọn vệ sinh, các cửa có thể đóng mở được từ bên ngoài. |
|
2. Điều kiện vệ sinh:
2.1. Có hệ thống xử lý chất thải phù hợp với tiêu chuẩn vệ sinh môi trường như hầm biogas, bể phốt hoặc các biện pháp phù hợp khác không được thải trực tiếp các loại chất thải ra môi trường.
2.2. Chuồng, trại được vệ sinh thường xuyên, không để thức ăn thừa, chất thải gây ô nhiễm môi trường.
3. Điều kiện về chế độ ăn uống và chăm sóc thú y:
3.1. Trại nuôi gấu phải có nhân viên có chuyên môn thú y hoặc hợp đồng với bác sĩ thú y hay cơ sở thú y để chăm sóc và chữa bệnh cho gấu.
3.2. Trại nuôi gấu phải có sổ ghi chép, theo dõi tình hình bệnh tật đối với từng cá thể gấu (theo mẫu quy định tại Phụ lục III văn bản 23/VBHN-BNNPTNT).
3.3. Có nơi chứa thức ăn riêng biệt; thức ăn, nước uống phải đảm bảo vệ sinh an toàn; cho gấu ăn, uống nước đủ định lượng hàng ngày. |
|
Đơn đề nghị đăng ký trại nuôi gấu (bản chính) theo mẫu phụ lục IV văn bản 23/2014/VBHN-BNNPTNT; |
Hồ sơ về nguồn gốc hợp pháp của gấu hoặc hồ sơ về gấu đã đăng ký quản lý và gắn chip điện tử; |
Bản thuyết minh về điều kiện chuồng, trại nuôi bao gồm: Bản vẽ mô tả chi tiết chuồng, trại nuôi gấu có kèm theo ảnh, chế độ chăm sóc, thức ăn và hệ thống xử lý chất thải (theo mẫu); |
Bản sao có công chứng Hợp đồng lao động với người có chuyên môn thú y hoặc hợp đồng với bác sĩ thú y hay cơ sở thú y để chăm sóc gấu nuôi. |
Số bộ hồ sơ:
1 bộ |
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai
|
Văn bản qui định
|
Bản vẽ mô tả chuồng nuôi gấu
Tải về
|
|
Mẫu Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận trại nuôi gấu
Tải về
|
|
Mẫu số theo dõi tình hình bệnh tật của gấu
Tải về
|
|
Sơ đồ mặt cắt hàng rào bảo vệ trại nuôi nuôi gấu bán hoang dã
Tải về
|
|
TTHC bị sửa đổi, bổ sung - [0]
...
TTHC bị thay thế - [0]
...
TTHC bổ trợ - [0]
...
TTHC đang xem
Cấp giấy chứng nhận trại nuôi gấu - Lâm Đồng
Cơ quan hành chính:
Lâm Đồng
TTHC sửa đổi, bổ sung - [0]
...
TTHC thay thế - [0]
...
TTHC gần nội dung - [4]
Thu hồi rừng của tổ chức được Nhà nước giao rừng không thu tiền sử dụng rừng hoặc được giao rừng có thu tiền sử dụng rừng mà tiền đó có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước hoặc được thuê rừng trả tiền thuê hàng năm nay chuyển đi nơi khác, đề nghị giảm diện tích rừng hoặc không có nhu cầu sử dụng rừng; chủ rừng tự nguyện trả lại rừng thuộc thẩm quyền Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (chủ rừng là tổ chức trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài) - Lâm Đồng
Giao rừng, cho thuê rừng đối với tổ chức để thực hiện quản lý, bảo vệ, phát triển rừng, sản xuất kinh doanh có sử dụng nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước - Lâm Đồng
Giao nộp gấu cho nhà nước - Lâm Đồng
Xác nhận của Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đối với lâm sản xuất ra có nguồn gốc khai thác hợp pháp trong rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và lâm sản sau xử lý tịch thu - Lâm Đồng
|