|
Tìm trong:
|
Tất cả
|
Tiêu đề
Số hồ sơ
|
Cấp thực hiện:
|
|
Lĩnh vực thực hiện:
|
Cơ quan hành chính:
|
|
Lĩnh vực thực hiện:
|
|
|
|
Số hồ sơ: |
T-NDH-027076-TT |
Cơ quan hành chính: |
Nam Định |
Lĩnh vực thống kê: |
Khám chữa bệnh |
Cơ quan có thẩm quyền quyết định: |
Sở Y tế tỉnh Nam Định |
Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): |
|
Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: |
Phòng Nghiệp vụ Y |
Cơ quan phối hợp (nếu có): |
Phòng Y tế |
Cách thức thực hiện: |
Trụ sở cơ quan hành chính |
Thời hạn giải quyết: |
30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ |
Đối tượng thực hiện: |
Cá nhân và Tổ chức |
Kết quả thực hiện: |
Giấy phép |
Tình trạng áp dụng: |
Còn áp dụng |
Trình tự thực hiện
|
Tên bước
|
Mô tả bước
|
Bước 1:
|
Cá nhân, tổ chức làm thủ tục cấp phép thành lập thêm các khoa, phòng khám chuyên khoa của Bệnh viện đã được Bộ Y tế cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề y tư nhân, phải chuẩn bị hồ sơ theo quy định
|
Bước 2:
|
Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ xin Cấp phép thành lập thêm các khoa, phòng khám chuyên khoa của Bệnh viện tư nhân tại Trung tâm giao dịch hành chính “ Một cửa ” Sở Y tế. Sau khi nhận được hồ sơ đề nghị cấp phép thành lập thêm các khoa, phòng kham chuyên khoa của Bệnh viện đã được Bộ Y tế giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề y tư nhân, cơ quan tiếp nhận hồ sơ gửi cho đương sự hoặc cơ sở đề nghị cấp phép Phiếu tiếp nhận hồ sơ (theo mẫu Phụ lục 2); Sau 15 ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, nếu không có yêu cầu bổ sung thì Sở Y tế phải tổ chức thẩm định để Cấp phép thành lập thêm các khoa, phòng khám chuyên khoa của Bệnh viện tư nhân; nếu không cấp thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do; Trường hợp cơ quan tiếp nhận hồ sơ nếu thấy hồ sơ đề nghị Cấp phép thành lập thêm các khoa, phòng khám chuyên khoa của Bệnh viện chưa hợp lệ thì trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải có văn bản thông báo cho đương sự hoặc cơ sở đề nghị cấp, để bổ sung hoặc hoàn chỉnh hồ sơ; Khi nhận được văn bản yêu cầu bổ sung, đương sự hoặc cơ sở đề nghị Cấp phép thành lập thêm các khoa, phòng khám chuyên khoa của Bệnh viện, phải bổ sung theo đúng yêu cầu và gửi về cơ quan tiếp nhận hồ sơ. Ngày nhận hồ sơ đã bổ sung được thể hiện trên sổ công văn đến của cơ quan tiếp nhận hồ sơ. Sau 15 ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, nếu cơ quan tiếp nhận hồ sơ không có văn bản yêu cầu bổ sung thì phải Cấp phép thành lập thêm các khoa, phòng khám chuyên khoa của Bệnh viện; nếu không cấp thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do; Khi hồ sơ đã hợp lệ, Sở Y tế thành lập đoàn thẩm định điều kiện của cơ sở hành nghề y tư nhân: Thành lập đoàn thẩm định: Trưởng đoàn là lãnh đạo Sở Y tế; Thành viên gồm: đại diện Phòng Nghiệp vụ y, Phòng nghiệp vụ Dược, Kế hoạch, Thanh tra làm công việc chuyên môn phù hợp với loại hình thẩm định của cơ sở hành nghề y tư nhân; Tiến hành thẩm định trực tiếp tại cơ sở nơi đề nghị thẩm định. Công tác thẩm định phải bảo đảm các yêu cầu sau: - Kiểm tra các điều kiện về tổ chức, nhân sự, điều kiện đối với những người làm công việc chuyên môn của cơ sở; - Kiểm tra các điều kiện về trang thiết bị, cơ sở vật chất theo đúng các quy định của Thông tư 07/2007/TT-BYT ngày 25/5/2005 tùy theo hình thức tổ chức hành nghề đề nghị thẩm định; - Lập biên bản thẩm định (theo mẫu Phụ lục 3). Trong biên bản thẩm định phải nêu rõ phạm vi hành nghề, danh mục thuốc cấp cứu của cơ sở được thẩm định dựa trên năng lực thực tế về nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị của cơ sở đó; Trong vòng 15 ngày kể từ ngày thẩm định, Đoàn thẩm định phải trình Biên bản thẩm định lên lãnh đạo Sở Y tế để xem xét việc cấp hay không cấp phép thành lập thêm các khoa, phòng khám chuyên khoa của Bệnh viện đã được Bộ Y tế cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề y tư nhân.
|
Bước 3:
|
Cá nhân, tổ chức nhận kết quả giấy phép thành lập thêm các khoa, phòng khám chuyên khoa của Bệnh viện tư nhân tại Trung tâm giao dịch hành chính “Một cửa” Sở Y tế
|
Điều kiện thực hiện
|
Nội dung |
Văn bản qui định |
1. Điều kiện và phạm vi chuyên môn hành nghề đối với bệnh viện
* Điều kiện về nhân sự, cơ sở vật chất:
a) Giám đốc bệnh viên phải có chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh được đăng ký bệnh viện;
b) Trưởng khoa là bác sỹ chuyên khoa đã thực hành 5 năm ở cơ sở khám, chữa bệnh, trong đó có 3 năm thực hành chuyên khoa. Bác sỹ trưởng khoa phải làm việc thường xuyên tại bệnh viện (không phải là người làm việc ngoài giờ hành chính);
c) Phẫu thuật viên phải là bác sĩ chuyên khoa hệ ngoại hoặc bác sỹ đa khoa có chứng nhận đào tạo chuyên khoa ngoại của trường Đại học Y được trưởng khoa hệ ngoại đề nghị và giám đốc bệnh viện ra quyết định được thực hiện phẫu thuật. Phẫu thuật viên được đào tạo ở nước ngoài phải có chứng chỉ chuyên khoa, đối với phương pháp phẫu thuật mới, kỹ thuật cao phải có chương trình học tập của nơi đào tạo;
d) Bệnh viên đa khoa phải có từ 31 giường bệnh trở lên;
đ) Bệnh viện chuyên khoa phải có từ 21 giường bệnh trở lên. Riêng đối với bệnh viện chuyên khoa mắt sử dụng công nghệ kỹ thuật cao thì phải có từ 10 giường bệnh trở lên;
e) Tổ chức, nhân sự phải phù hợp với quy mô của bệnh viện; người làm công việc chuyên môn phải bảo đảm đủ các điều kiện theo quy định tại mục VIII của Thông tư này;
g) Phải thực hiện Quy chế bệnh viện và các quy định về chuyên môn kỹ thuật y tế do Bộ Y tế ban hành;
h) Phải bảo đảm vệ sinh thông thoáng, thuận tiện cho người bệnh đi lại, có sân chơi, chỗ để xe, trồng cây xanh. Nếu bệnh viện xây dựng trong đô thị phải thiết kế hợp khối, cao tầng nhưng phải bố trí các khoa, phòng hợp lý, bảo đảm điều kiện vô trùng và các điều kiện vệ sinh môi trường theo quy định;
i) Có giấy chứng nhận về phòng cháy chữa cháy; giấy chứng nhận đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải; có hợp đồng xử lý rác y tế hoặc có lò đốt rác y tế, rác sinh hoạt; có giấy phép sử dụng máy X.Quang y tế (nếu có máy X.Quang);
k) Diện tích sử dụng trung bình: 50 - 60m2 sàn/giường bệnh;
l) Phải bảo đảm hoạt động chuyên môn theo mô hình tập trung, liên hoàn, khép kín trong phạm vi khuôn viên của bệnh viện;
m) Bệnh viện phải có đủ: Khoa khám bệnh - cấp cứu - lưu bệnh, các khoa điều trị, các khoa cận lâm sàng và khoa dược;
n) Khoa phẫu thuật, gây mê hồi sức phải bố trí các phòng phẫu thuật liên hoàn một chiều, hợp lý, phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn đã đăng ký.
- Phòng phẫu thuật cấp cứu, phòng phẫu thuật vô khuẩn, hữu khuẩn, phòng phẫu thuật của chuyên khoa tai - mũi - họng, răng - hàm - mặt, mắt, phụ sản, nội soi, phòng tiểu phẫu, sinh đẻ có kế hoạch phải bảo đảm diện tích trung bình: 25-30m2/phòng; có lát gạch lát sàn nhà và gạch men hoặc vật liệu chống thấm bảo đảm vệ sinh vô trùng ốp tường sát trần nhà;
- Có đủ các phòng tiếp nhận người bệnh, tiền mê, hồi tỉnh, khu vệ sinh và các phòng khác theo quy định;
- Các khoa, phòng bệnh trong bệnh viện phải có chiều cao không dưới 3,1m.
o) Trang thiết bị y tế từng khoa của bệnh viện phải đáp ứng điều kiện chuyên môn và ít nhất phải tương đương với tuyến huyện theo quy định tại Quyết định số 437/2002/QĐ-BYT ngày 20/02/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành "Danh mục trang thiết bị y tế bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, huyện, phòng khám đa khoa khu vực, trạm y tế xã và túi y tế thôn bản".
* Phạm vi hành nghề:
Thực hiện theo đúng danh mục phạm vi hoạt động chuyên môn đã được Bộ Y tế phê duyệt.
Bệnh viện phải nhận người bệnh trong tình trạng cấp cứu và chỉ được chuyển viện sau khi người bệnh đã được cấp cứu.
2. Điều kiện đối với người làm công việc chuyên môn tại các cơ sở hành nghề y tư nhân ( Mục VIII của Thông tư 07/2007/TT-BYT )
Các cơ sở hành nghề y tư nhân phải có đủ người làm công việc chuyên môn phù hợp với phạm vi hành nghề. Người làm công việc chuyên môn trong các cơ sở hành nghề y tư nhân theo quy định tại Thông tư này phải:
a) Có bằng cấp, giấy chứng nhận trình độ chuyên môn phù hợp công việc được giao;
b) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
c) Có giấy xác nhận đủ sức khỏe để làm việc do cơ sở khám, chữa bệnh cấp quận, huyện trở lên cấp;
d) Có hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật về lao động;
đ) Không đang trong thời gian bị cấm hành nghề hoặc bị cấm làm công việc liên quan đến y tế theo quyết định của Tòa án; không đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang bị áp dụng biện pháp quản chế hành chính; không đang trong thời gian chấp hành án phạt tù hoặc quyết định áp dụng biện pháp hành chính đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh hoặc quản chế hành chính; không đang trong thời gian chấp hành kỷ luật về chuyên môn y tế.
Khi có sự thay đổi người làm công việc chuyên môn, cơ sở hành nghề y tư nhân phải báo cáo bằng văn bản với Sở Y tế nơi cấp phép để theo dõi.
Người làm công việc chuyên môn trong các cơ sở y tư nhân phải đeo biển tên trong giờ làm việc theo mẫu quy định Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
Trường hợp người đứng đầu của cơ quan hành nghề y không thể trực tiếp điều hành cơ sở vì lý do ốm đau, nghỉ phép, đi học hoặc vì các lý do khác phải thực hiện các quy định sau:
a) Nếu thời gian không thể trực tiếp điều hành cơ sở dưới 3 ngày thì phải ủy quyền bằng văn bản cho người có đủ điều kiện theo quy định tại mục III của Thông tư này thay thế;
b) Nếu thời gian không thể trực tiếp điều hành cơ sở trên 3 ngày thì phải ủy quyền bằng văn bản cho người có đủ điều kiện theo quy định tại mục III của Thông tư này thay thế và có văn bản báo cáo Sở Y tế địa phương;
c) Nếu thời gian không thể trực tiếp điều hành cơ sở từ 30 ngày đến 180 ngày thì phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác thay thế, có văn bản báo cáo Sở Y tế và được Sở Y tế chấp thuận bằng văn bản;
d) Nếu thời gian không thể trực tiếp điều hành cơ sở trên 180 ngày thì cơ sở hành nghề y tư nhân phải làm thủ tục xin cấp chứng chỉ hành nghề cho người đứng đầu thay thế;
đ) Tùy theo yêu cầu của từng hình thức tổ chức hành nghề, người được ủy quyền thay thế theo quy định tại các điểm a, b, c, d khoản 6 của Mục này phải có đủ các điều kiện theo quy định tại Mục III của Thông tư này;
e) Khuyến khích cơ sở hành nghề y tư nhân có 2 người có chứng chỉ hành nghề y tư nhân để có thể thay thế khi cần thiết. Trường hợp cơ sở có hai người có chứng chỉ hành nghề y tư nhân thì khi người có chứng chỉ hành nghề là người đứng đầu đi vắng thì có thể ủy quyền cho người khác có chứng chỉ hành nghề và báo cáo bằng văn bản cho Sở Y tế địa phương biết. |
|
Đơn (văn bản) đề nghị thành lập thêm các khoa, phòng khám chuyên khoa của bệnh viện đã được Bộ Y tế cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề y tư nhân |
Bản sao hợp pháp Chứng chỉ hành nghề y tư nhân phù hợp với hình thức đăng ký hành nghề (do Bộ Y tế cấp) |
Bản sao hợp pháp giấy chứng nhận hành nghề y tư nhân phù hợp với hình thức đăng ký hành nghề (do Bộ Y tế cấp) |
Bản sao hợp pháp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh |
Bản kê khai danh sách nhân sự, trang thiết bị chuyên môn, cơ sở vật chất kỹ thuật của các khoa, phòng khám chuyên khoa của bệnh viện đề nghị thành lập thêm |
Bản diễn giải về địa điểm có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền |
Giấy chứng nhận về phòng cháy chữa cháy; có hợp đồng xử lý rác y tế, rác sinh hoạt; có giấy phép sử dụng máy X quang y tế , nếu có máy X quang |
Số bộ hồ sơ:
1 bộ |
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai
|
Văn bản qui định
|
Bản kê khai danh sách nhân sự, trang thiết bị chuyên môn, cơ sở vật chất kỹ thuật của các khoa, phòng khám chuyên khoa của bệnh viện đề nghị thành lập thêm
Tải về
|
|
Đơn (văn bản) đề nghị thành lập thêm các khoa, phòng khám chuyên khoa của bệnh viện đã được Bộ Y tế cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề y tư nhân, trong đơn phải ghi rõ phạm vi hành nghề
|
|
Tên phí |
Mức phí |
Văn bản qui định |
Phí thẩm định tiêu chuẩn và điều kiện hành nghề đối với Phòng khám đa khoa, chuyên khoa |
Từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng tuỳ vào hình thức đăng ký thành lập thêm phòng khám đa khoa |
|
Văn bản công bố thủ tục
Không có
TTHC bị sửa đổi, bổ sung - [0]
...
TTHC bị thay thế - [0]
...
TTHC bổ trợ - [0]
...
TTHC đang xem
Cấp phép thành lập thêm các khoa, phòng khám chuyên khoa của Bệnh viện đã được Bộ Y tế cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề y tư nhân - Nam Định
Số hồ sơ:
T-NDH-027076-TT
Cơ quan hành chính:
Nam Định
TTHC sửa đổi, bổ sung - [0]
...
TTHC thay thế - [0]
...
TTHC gần nội dung - [1]
|