Những Thủ tục hành chính này THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã ngừng cập nhật từ ngày 11/06/2017, quý khách vui lòng cân nhắc trước khi sử dụng.

Hỗ trợ

Hỗ trợ Pháp Lý
Hỗ trợ Dịch Vụ
ĐT: (028) 3930 3279
DĐ: 0906 22 99 66
 

Tìm trong: Tất cả Tiêu đề Số hồ sơ
Cấp thực hiện: Lĩnh vực thực hiện:   
Kết quả phải: Có tất cả các từ trên Chính xác cụm từ trên
Cơ quan hành chính: Lĩnh vực thực hiện:

Số hồ sơ: T-NDH-027310-TT
Cơ quan hành chính: Nam Định
Lĩnh vực thống kê: Y dược cổ truyền
Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Y tế tỉnh Nam Định
Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có):
Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Nghiệp vụ Y
Cơ quan phối hợp (nếu có): Phòng Y tế, Ủy ban nhân dân xã, phường
Cách thức thực hiện: Trụ sở cơ quan hành chính
Thời hạn giải quyết: 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ
Đối tượng thực hiện: Cá nhân và Tổ chức
Kết quả thực hiện: Giấy chứng nhận
Tình trạng áp dụng: Còn áp dụng
Trình tự thực hiện
Tên bước Mô tả bước
Bước 1: Cá nhân, tổ chức làm thủ tục cấp gia hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề y học cổ truyền tư nhân, phải chuẩn bị hồ sơ theo quy định
Bước 2: 1. Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ xin cấp gia hạn giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề y học cổ truyền tư nhân tại Trung tâm giao dịch hành chính “ Một cửa ” Sở Y tế.
2. Sau khi nhận được hồ sơ đề nghị cấp gia hạn giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề y học cổ truyền tư nhân, cơ quan tiếp nhận hồ sơ gửi cho đương sự hoặc cơ sở đề nghị cấp gia hạn giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề, Phiếu tiếp nhận hồ sơ ( theo mẫu Phụ lục 2);
3. Sau 15 ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, nếu không có yêu cầu bổ sung thì Sở Y tế phải tổ chức thẩm định để cấp gia hạn giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề; nếu không cấp thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do;
4. Trường hợp cơ quan tiếp nhận hồ sơ nếu thấy hồ sơ đề nghị cấp gia hạn giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề chưa hợp lệ thì trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải có văn bản thông báo cho đương sự hoặc cơ sở đề nghị cấp gia hạn, để bổ sung hoặc hoàn chỉnh hồ sơ;
5. Khi nhận được văn bản yêu cầu bổ sung, đương sự hoặc cơ sở đề nghị cấp gia hạn, phải bổ sung theo đúng yêu cầu và gửi về cơ quan tiếp nhận hồ sơ. Ngày nhận hồ sơ đã bổ sung được thể hiện trên sổ công văn đến của cơ quan tiếp nhận hồ sơ.
Sau 15 ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, nếu cơ quan tiếp nhận hồ sơ không có văn bản yêu cầu bổ sung thì phải cấp giấy gia hạn chứng nhận đủ điều kiện hành nghê; nếu không cấp thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do;
6. Khi hồ sơ đã hợp lệ, Sở Y tế thành lập đoàn thẩm định điều kiện của cơ sở hành nghề y tư nhân:
- Thành lập đoàn thẩm định: Trưởng đoàn là lãnh đạo Sở Y tế; Thành viên gồm: đại diện Phòng Nghiệp vụ y, Phòng nghiệp vụ Dược, Kế hoạch, Thanh tra làm công việc chuyên môn phù hợp với loại hình thẩm định của cơ sở hành nghề y học cổ truyền tư nhân;
- Tiến hành thẩm định trực tiếp tại cơ sở nơi đề nghị thẩm định. Công tác thẩm định phải bảo đảm các yêu cầu sau:
- Kiểm tra các điều kiện về tổ chức, nhân sự, điều kiện đối với những người làm công việc chuyên môn của cơ sở;
- Kiểm tra các điều kiện về trang thiết bị, cơ sở vật chất theo đúng các quy định của Thông tư 07/2007/TT-BYT ngày 25/5/2005 tùy theo hình thức tổ chức hành nghề đề nghị thẩm định;
- Lập biên bản thẩm định (theo mẫu Phụ lục 3). Trong biên bản thẩm định phải nêu rõ phạm vi hành nghề, danh mục thuốc cấp cứu của cơ sở được thẩm định dựa trên năng lực thực tế về nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị của cơ sở đó;
- Trong vòng 15 ngày kể từ ngày thẩm định, Đoàn thẩm định phải trình Biên bản thẩm định lên lãnh đạo Sở Y tế để xem xét việc cấp hay không cấp gia hạn giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề y học cổ truyền tư nhân mà không cần phải thành lập hội đồng thẩm định.
Bước 3: Cá nhân, tổ chức nhận kết quả gia hạn giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề y học cổ truyền tư nhân tại Trung tâm giao dịch hành chính “ Một cửa ” Sở Y tế
Điều kiện thực hiện
Nội dung Văn bản qui định
1. Điều kiện và phạm vi chuyên môn hành nghề đối với trung tâm kế thừa, ứng dụng y học cổ truyền (sau đây gọi tắt là Trung tâm y học cổ truyền):
- Điều kiện về nhân sự và cơ sở vật chất:
a) Người đứng đầu phải có chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh bằng y học cổ truyền được đăng ký Trung tâm y học cổ truyền;
b) Người làm công việc chuyên môn phải bảo đảm đủ các điều kiện theo quy định tại mục VIII của Thông tư này;
c) Trung tâm y học cổ truyền có các bộ phận chuyên môn sau:
- Bộ phận kế thừa;
- Bộ phận chẩn trị y học cổ truyền;
- Bộ phận điều dưỡng, phục hồi chức năng bằng y học cổ truyền.
Tùy theo điều kiện, Trung tâm y học cổ truyền có thể có thêm bộ phận sau:
+ Bộ phận bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn y học cổ truyền (hoạt động theo quy định của Luật Giáo dục).
+ Bộ phận bào chế sản xuất kinh doanh thuốc y học cổ truyền;
+Bộ phận nuôi trồng dược liệu;
d) Điều kiện đối với từng bộ phận chuyên môn của Trung tâm y học cổ truyền:
- Bộ phận kế thừa: Do một lương y (có giấy chứng nhận lương y do Bộ Y tế hoặc Sở Y tế cấp trước ngày Thông tư số 01/2004/TT-BYT có hiệu lực) hoặc bác sỹ y học cổ truyền phụ trách; có đội ngũ thầy thuốc y học cổ truyền trình độ cao, có uy tín;
- Bộ phận chẩn trị:
+ Do một bác sỹ y học cổ truyền, y sỹ y học cổ truyền hoặc lương y (có giấy chứng nhận lương y do Bộ Y tế hoặc Sở Y tế cấp trước ngày Thông tư số 01/2004/TT-BYT có hiệu lực) có thời gian thực hành ít nhất 5 năm phụ trách;
+ Phòng chẩn trị phải bố trí riêng biệt, bảo đảm diện tích ít nhất là 10m2 cho một thầy thuốc để khám bệnh, chữa bệnh;
+ Trang thiết bị gồm: Bàn, giường khám bệnh, ghế cho người bệnh.
+ Có khu vực cho người bệnh ngồi chờ khám;
- Bộ phận điều dưỡng, phục hồi chức năng do một bác sỹ y học cổ truyền hoặc y sỹ y học cổ truyền hoặc lương y (có giấy chứng nhận lương y do Bộ Y tế hoặc Sở Y tế cấp trước thời điểm Thông tư số 01/2004/TT-BYT có hiệu lực) có thời gian thực hành ít nhất 5 năm tại cơ sở điều dưỡng, phục hồi chức năng phụ trách:
+ Có cơ sở nhà cửa và trang thiết bị phù hợp với phạm vi hành nghề;
+ Có phòng châm cứu, phòng xoa bóp day ấn huyệt cho nam và nữ riêng; các phòng phải bảo đảm điều kiện vệ sinh, sạch sẽ, thoáng mát;
+ Giường châm cứu, xoa bóp day ấn huyệt phải bảo đảm: cao 70 cm, dài 2 mét và chiều rộng ít nhất 70 cm; diện tích sử dụng bình quân cho mỗi giường ít nhất là 4m2;
+ Dụng cụ châm cứu: Nồi hấp kim, khay đựng kim vô khuẩn; khay đựng kim hữu khuẩn; hộp đựng bông sạch và hộp đựng bông bẩn; mỗi người bệnh có một bộ kim riêng; kẹp Kose, máy châm cứu (nếu có);
+ Phòng xông hơi thuốc và hệ thống tạo hơi thuốc để xông hơi cho người bệnh bảo đảm hợp lý và an toàn;
+ Khu vực hướng dẫn và luyện tập dưỡng sinh: Diện tích ít nhất là 30m2, sạch sẽ và thoáng mát;
- Bộ phận bào chế sản xuất thuốc do một dược sỹ đại học hoặc lương dược có thời gian thực hành ít nhất 5 năm phụ trách, người cân, bốc thuốc phải có trình độ dược tá hoặc tương đương lương y y học cổ truyền và có trang thiết bị phù hợp, được bố trí như sau:
+ Phòng cân bán thuốc: Phải bảo đảm vệ sinh, thoáng mát, có tủ thuốc chia ô hoặc dụng cụ đựng thuốc có nắp đậy kín và được để trên giá kệ, có nhãn rõ ràng;
+ Kho nguyên liệu (dược liệu và bán thành phẩm): Phải bảo đảm vệ sinh sạch sẽ, thoáng, có kệ kê để tránh mốc, mối, mọt, phải ghi rõ tên nguyên liệu để tránh nhầm lẫn;
+ Phải có khu vực sơ chế và thực hiện việc kiểm tra dược liệu trước khi đưa vào sản xuất;
+ Khu vực bào chế, sản xuất, khu vực đóng gói thành phẩm thuốc phải bảo đảm vệ sinh, không làm ảnh hưởng đến chất lượng thuốc và thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về dược;
đ) Các điều kiện khác:
- Có hệ thống nước sạch đạt tiêu chuẩn vệ sinh;
- Có trang thiết bị phù hợp;
- Việc phòng chống cháy nổ, xử lý chất thải phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
- Phạm vi hành nghề:
a) Khám, chữa bệnh ngoại trú bằng y học cổ truyền theo đúng phạm vi chuyên môn hành nghề trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề;
b) Bào chế, sản xuất thuốc y học cổ truyền đã được Bộ Y tế cấp số đăng ký lưu hành; kinh doanh thuốc y học cổ truyền đã được Bộ Y tế cấp số đăng ký lưu hành.
2. Điều kiện và phạm vi chuyên môn hành nghề đối với phòng chẩn trị y học cổ truyền
- Điều kiện về nhân sự và cơ sở vật chất:
a) Người đứng đầu phải có chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh bằng y học cổ truyền được đăng ký phòng chẩn trị y học cổ truyền;
b) Người làm công việc chuyên môn phải bảo đảm đủ các điều kiện theo quy định tại mục VIII của Thông tư này;
c) Phòng khám bệnh phải bố trí riêng biệt với diện tích ít nhất là 10m2 cho một thầy thuốc khám bệnh, bảo đảm thoáng mát, vệ sinh, được trang bị đủ bàn, ghế và có nơi để người bệnh ngồi chờ khám bệnh;
d) Có tủ thuốc chia ô hoặc dụng cụ đựng thuốc có nắp đậy kín và được để trên giá kệ, có nhãn rõ ràng, để nơi thoáng mát, bảo đảm vệ sinh.
- Phạm vi hành nghề:
a) Khám bệnh, chữa bệnh ngoại trú theo đúng phạm vi chuyên môn hành nghề trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề; Trường hợp nếu có sử dụng phương pháp chữa bệnh bằng châm cứu, bấm huyệt thì phải có đủ điều kiện quy định tại điểm c, khoản 4.1 mục VI của Thông tư này;
b) Người hành nghề bằng bài thuốc thuốc gia truyền chỉ được khám, chữa bệnh bằng chính bài thuốc gia truyền đó;
c) Bào chế thuốc sống thành thuốc chín (thuốc phiến), cân thuốc thang cho người bệnh;
d) Được sử dụng các thành phẩm thuốc y học cổ truyền do các cơ sở khác sản xuất đã được Bộ Y tế cấp đăng ký lưu hành để phục vụ cho việc khám bệnh, chữa bệnh;
đ) Trong trường hợp có sản xuất một số dạng đóng gói sẵn để phục vụ trực tiếp cho người bệnh của phòng chẩn trị (cao, đơn, hoàn, tán...) thì phải đăng ký với Sở Y tế về công thức bài thuốc, quy trình sản xuất (kèm theo bản giải trình về cơ sở, trang thiết bị), công dụng, liều dùng, chống chỉ định và mẫu nhãn thuốc. Sở Y tế sẽ xem xét thẩm định và công nhận đủ điều kiện thì mới được sản xuất. Thuốc chỉ để phục vụ trực tiếp cho người bệnh của phòng chẩn trị, không lưu hành trên thị trường theo đúng quy định của Luật Dược.
- Điều kiện và phạm vi chuyên môn hành nghề đối với cơ sở dịch vụ y học cổ truyền không dùng thuốc.
- Điều kiện về nhân sự và cơ sở vật chất:
a) Người đứng đầu phải có chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh bằng y học cổ truyền được đăng ký cơ sở dịch vụ y học cổ truyền không dùng thuốc;
b) Người làm công việc chuyên môn phải bảo đảm đủ các điều kiện theo quy định tại Mục VIII của Thông tư này;
c) Có cơ sở nhà cửa và trang thiết bị phù hợp với phạm vi hành nghề:
- Có phòng châm cứu, phòng xoa bóp day ấn huyệt; các phòng này phải bảo đảm sạch sẽ, thoáng mát; diện tích sử dụng bình quân cho mỗi phòng ít nhất là 4m2.
- Giường châm cứu, xoa bóp day ấn huyệt cao 70cm, dài 2 mét và chiều rộng ít nhất là 70cm;
- Dụng cụ châm cứu: Nồi hấp kim, khay đựng kim vô khuẩn, khay đựng kim hữu khuẩn, hộp đựng bông sạch và hộp đựng bông bẩn; mỗi người bệnh có một bộ kim riêng; kẹp Kose, máy châm cứu (nếu có);
- Phòng xông hơi thuốc và hệ thống tạo hơi thuốc (nếu có đăng ký mở dịch vụ xông hơi thuốc y học cổ truyền); hệ thống tạo hơi phải được kiểm tra xác nhận bảo đảm an toàn, có hệ thống báo động.
- Phạm vi hành nghề:
Được phép sử dụng những phương pháp của y học cổ truyền phù hợp với trình độ chuyên môn đã được đào tạo và trang bị kỹ thuật của cơ sở theo đúng phạm vi chuyên môn hành nghề trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề.
Điều kiện đối với người làm công việc chuyên môn tại các cơ sở hành nghề y học cổ truyền tư nhân ( Mục VIII của Thông tư 07/2007/TT-BYT)
* Các cơ sở hành nghề y học cổ truyền tư nhân phải có đủ người làm công việc chuyên môn phù hợp với phạm vi hành nghề. Người làm công việc chuyên môn trong các cơ sở hành nghề y học cổ truyền tư nhân theo quy định tại Thông tư này phải:
a) Có bằng cấp, giấy chứng nhận trình độ chuyên môn phù hợp công việc được giao;
b) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
c) Có giấy xác nhận đủ sức khỏe để làm việc do cơ sở khám, chữa bệnh cấp quận, huyện trở lên cấp;
d) Có hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật về lao động;
đ) Không đang trong thời gian bị cấm hành nghề hoặc bị cấm làm công việc liên quan đến y tế theo quyết định của Tòa án; không đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang bị áp dụng biện pháp quản chế hành chính; không đang trong thời gian chấp hành án phạt tù hoặc quyết định áp dụng biện pháp hành chính đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh hoặc quản chế hành chính; không đang trong thời gian chấp hành kỷ luật về chuyên môn y tế.
* Khi có sự thay đổi người làm công việc chuyên môn, cơ sở hành nghề y học cổ truyền tư nhân phải báo cáo bằng văn bản với Sở Y tế nơi cấp phép để theo dõi.
* Người làm công việc chuyên môn trong các cơ sở y học cổ truyền tư nhân phải đeo biển tên trong giờ làm việc theo mẫu quy định Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
* Trường hợp người đứng đầu của cơ quan hành nghề y học cổ truyền tư nhân không thể trực tiếp điều hành cơ sở vì lý do ốm đau, nghỉ phép, đi học hoặc vì các lý do khác phải thực hiện các quy định sau:
a) Nếu thời gian không thể trực tiếp điều hành cơ sở dưới 3 ngày thì phải ủy quyền bằng văn bản cho người có đủ điều kiện theo quy định tại mục III của Thông tư này thay thế;
b) Nếu thời gian không thể trực tiếp điều hành cơ sở trên 3 ngày thì phải ủy quyền bằng văn bản cho người có đủ điều kiện theo quy định tại mục III của Thông tư này thay thế và có văn bản báo cáo Sở Y tế địa phương;
c) Nếu thời gian không thể trực tiếp điều hành cơ sở từ 30 ngày đến 180 ngày thì phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác thay thế, có văn bản báo cáo Sở Y tế và được Sở Y tế chấp thuận bằng văn bản;
d) Nếu thời gian không thể trực tiếp điều hành cơ sở trên 180 ngày thì cơ sở hành nghề y tư nhân phải làm thủ tục xin cấp chứng chỉ hành nghề y học cổ truyền tư nhân cho người đứng đầu thay thế;
đ) Tùy theo yêu cầu của từng hình thức tổ chức hành nghề, người được ủy quyền thay thế theo quy định tại các điểm a, b, c, d khoản 6 của Mục này phải có đủ các điều kiện theo quy định tại Mục III của Thông tư này;
e) Khuyến khích cơ sở hành nghề y học cổ truyền tư nhân có 2 người có chứng chỉ hành nghề y học cổ truyền tư nhân để có thể thay thế khi cần thiết. Trường hợp cơ sở có hai người có chứng chỉ hành nghề y học cổ truyền tư nhân thì khi người có chứng chỉ hành nghề là người đứng đầu đi vắng thì có thể ủy quyền cho người khác có chứng chỉ hành nghề và báo cáo bằng văn bản cho Sở Y tế địa phương biết.
Đơn đề nghị gia hạn giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề y học cổ truyền tư nhân
Bản sao hợp pháp Chứng chỉ hành nghề y học cổ truyền tư nhân phù hợp với hình thức đăng ký hành nghề
. Bản sao hợp pháp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề y học cổ truyền tư nhân (đã cấp nhưng hết hạn sử dụng)
Bản sao hợp pháp giấy đăng ký kinh doanh
Bản kê khai tổ chức nhân sự, trang thiết bị chuyên môn, cơ sở vật chất kỹ thuật
Bản báo cáo tình hình hoạt động khám chữa bệnh trong 05 năm qua
Số bộ hồ sơ: 1 bộ
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai Văn bản qui định
Bản kê khai danh sách nhân sự, trang thiết bị chuyên môn, cơ sở vật chất kỹ thuật. (theo mẫu kèm theo)
Tải về
Đơn đề nghị cấp gia hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề y học cổ truyền, trong đơn phải ghi rõ phạm vi hành nghề
Tải về
Tên phí Mức phí Văn bản qui định
Phí thẩm định tiêu chuẩn và điều kiện hành nghề y học cổ truyền tư nhân Từ 80.000 đồng đến 400.000 đồng (tuỳ vào hình thức đăng ký hành nghề)
TTHC bị sửa đổi, bổ sung - [0]
...
TTHC bị thay thế - [0]
...
TTHC bổ trợ - [0]
...
TTHC đang xem
Cấp gia hạn giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề y học cổ truyền tư nhân - Nam Định
Số hồ sơ:
T-NDH-027310-TT
Cơ quan hành chính:
Nam Định
Lĩnh vực:
Y dược cổ truyền
Tình trạng:
Còn áp dụng
TTHC sửa đổi, bổ sung - [0]
...
TTHC thay thế - [0]
...
TTHC gần nội dung - [1]

0
55