Những Thủ tục hành chính này THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã ngừng cập nhật từ ngày 11/06/2017, quý khách vui lòng cân nhắc trước khi sử dụng.

Hỗ trợ

Hỗ trợ Pháp Lý
Hỗ trợ Dịch Vụ
ĐT: (028) 3930 3279
DĐ: 0906 22 99 66
 

Tìm trong: Tất cả Tiêu đề Số hồ sơ
Cấp thực hiện: Lĩnh vực thực hiện:   
Kết quả phải: Có tất cả các từ trên Chính xác cụm từ trên
Cơ quan hành chính: Lĩnh vực thực hiện:

Số hồ sơ: T-QBI-BS515
Cơ quan hành chính: Quảng Bình
Lĩnh vực thống kê: Điện lực
Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Công Thương
Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không
Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Công Thương
Cơ quan phối hợp (nếu có): Không
Cách thức thực hiện: - Nộp trực tiếp tại Sở Công Thương.
- Qua Bưu điện.
Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Đối tượng thực hiện: Tổ chức
Kết quả thực hiện: Giấy phép hoạt động điện lực
Tình trạng áp dụng: Còn áp dụng
Trình tự thực hiện
Tên bước Mô tả bước
Bước 1: Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định đến Sở Công Thương:
- Địa chỉ: Số 11 Quang Trung, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Vào giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần (trừ các ngày lễ, tết).
Bước 2: Sở Công Thương tiếp nhận, kiểm tra và trả lời bằng văn bản về tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ trong vòng 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ. Trong văn bản nêu rõ lí do và yêu cầu bổ sung hoặc sửa đổi để hoàn thiện hồ sơ. Trong vòng 05 ngày kể từ khi nhận được yêu cầu, đơn vị đề nghị cấp phép phải sửa đổi, bổ sung và trả lời bằng văn bản.
- Trường hợp trong 60 ngày kể từ ngày cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung mà tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép không bổ sung hồ sơ, trả lời bằng văn bản thì cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có quyền trả lại hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực.
- Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có trách nhiệm tiến hành thẩm định hồ sơ, kiểm tra tại cơ sở (nếu cần thiết) và cấp giấy phép hoạt động điện lực.
Bước 3: Tổ chức, cá nhân nhận giấy phép hoạt động điện lực trực tiếp tại Sở Công Thương hoặc bằng đường bưu điện.
Điều kiện thực hiện
Nội dung Văn bản qui định
Tổ chức, cá nhân được cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực phải đáp ứng các điều kiện chung sau:
1. Là tổ chức, cá nhân được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật, gồm:
a) Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp;
b) Hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Hợp tác xã;
c) Hộ kinh doanh, cá nhân có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật;
d) Các tổ chức khác được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.
2. Có ngành nghề kinh doanh phù hợp với lĩnh vực đề nghị cấp phép.
3. Có hồ sơ đề nghị cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực hợp lệ.
4. Nộp lệ phí, phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động điện lực theo quy định.
(Điều 28, Nghị định số 137/2013/NĐ-CP)
Tổ chức đăng ký hoạt động phát điện, ngoài các điều kiện chung trên còn phải đáp ứng các điều kiện sau:
1. Có dự án đầu tư xây dựng nhà máy điện khả thi phù hợp với quy hoạch phát triển điện lực được duyệt. Có trang thiết bị công nghệ, phương tiện phục vụ, nhà xưởng, công trình kiến trúc theo thiết kế kỹ thuật được duyệt, xây dựng, lắp đặt, kiểm tra nghiệm thu đạt yêu cầu theo quy định.
2. Người trực tiếp quản lý kỹ thuật, vận hành phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành điện hoặc kỹ thuật phù hợp và có thời gian làm việc trong lĩnh vực phát điện ít nhất 05 năm. Người trực tiếp vận hành phải được đào tạo chuyên ngành phù hợp, được đào tạo về an toàn, được đào tạo và cấp chứng chỉ vận hành nhà máy điện, thị trường điện theo quy định.
3. Có hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin, hệ thống điều khiển giám sát, thu thập dữ liệu phù hợp với yêu cầu của hệ thống điện và thị trường điện lực theo quy định của pháp luật.
4. Các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động phải được kiểm định đạt yêu cầu kỹ thuật.
5. Có báo cáo đánh giá tác động môi trường, bản cam kết bảo vệ môi trường của dự án phát điện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc chấp nhận, phù hợp với quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
6. Có hệ thống phòng cháy và chữa cháy của nhà máy điện được cơ quan có thẩm quyền nghiệm thu theo quy định của pháp luật.
7. Có quy trình vận hành hồ chứa đối với nhà máy thủy điện được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
8. Các tài liệu pháp lý về an toàn đập thủy điện đối với nhà máy thủy điện theo quy định của pháp luật.
(Điều 29, Nghị định số 137/2013/NĐ-CP)
Văn bản đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực theo mẫu.
Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của tổ chức đề nghị cấp giấy phép.
Danh sách trích ngang người trực tiếp quản lý kỹ thuật, đội ngũ trưởng ca nhà máy điện theo mẫu; Bản sao bằng tốt nghiệp và giấy chứng nhận vận hành được cấp điều độ có quyền điều khiển cấp cho người có tên trong danh sách theo Quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia do Bộ Công Thương ban hành.
Bản sao Quyết định phê duyệt dự án đầu tư nhà máy điện của cấp có thẩm quyền.
Bản sao Quyết đinh phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Văn bản xác nhận Kế hoạch bảo vệ môi trường dự án đầu tư nhà máy điện của cơ quan có thẩm quyền.
Bản sao Hợp đồng mua bán điện.
Danh mục các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động và cam kết của chủ đầu tư thực hiện đầy đủ quy định của pháp luật trong việc sử dụng các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.
Bản sao có chứng thực tài liệu về đảm bảo điều kiện phòng cháy, chữa cháy theo quy định.
Bản sao quyết định phê duyệt Quy trình vận hành hồ chứa của cơ quan có thẩm quyền (đối với nhà máy thủy điện).
Bản sao biên bản nghiệm thu hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin, viễn thông; biên bản nghiệm thu hoàn thiện kết nối tín hiệu với hệ thống SCADA/EMS, SCADA/DMS của cấp điều độ có quyền điều khiển phục vụ vận hành hệ thống điện và thị trường điện theo quy định.
Bản sao biên bản nghiệm thu đập thủy điện, tuyến năng lượng; Bản đăng ký an toàn đập gửi cơ quan có thẩm quyền; phương án bảo đảm an toàn đập và bảo đảm an toàn vùng hạ du đập theo quy định; Báo cáo kết quả kiểm định đập (đối với đập thủy điện đã đến kỳ kiểm định).
Bản sao biên bản nghiệm thu cuối cùng hoặc văn bản xác nhận đảm bảo điều kiện vận hành thương mại cho từng tổ máy.
Bản sao Quy trình phối hợp vận hành nhà máy điện với Đơn vị Điều độ hệ thống điện.
Trường hợp thay đổi tên, địa chỉ trụ sở của đơn vị được cấp giấy phép thì hồ sơ chỉ bao gồm Văn bản đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực, Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận thành lập của tổ chức đề nghị cấp giấy phép.
Số bộ hồ sơ: 1 bộ
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai Văn bản qui định
Danh sách trích ngang các cán bộ quản lý, chuyên gia chính, kèm theo bản sao có chứng thực bằng tốt nghiệp hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp
Tải về
Phí thẩm định hoạt động phát điện
Tải về
Văn bản đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực
Tải về
Tên phí Mức phí Văn bản qui định
Phí thẩm định hoạt động phát điện 2.100.000 đồng Phí thẩm định hoạt động phát điện: 2.100.000 đ, Thông tư số 124/2008/TT-BTC. (Trường hợp đối với một tổ chức, cá nhân khi nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép để thực hiện từ hai lĩnh vực hoạt động điện lực trở lên, thì mức thu phí thẩm định được tính theo biểu mẫu đính kèm
TTHC liên quan nội dung
TTHC liên quan hiệu lực
TTHC bị sửa đổi, bổ sung - [0]
...
TTHC bị thay thế - [0]
...
TTHC bổ trợ - [0]
...
TTHC đang xem
Cấp giấy phép hoạt động phát điện đối với các nhà máy điện có quy mô dưói 3MW đặt tại địa phương - Quảng Bình
Số hồ sơ:
T-QBI-BS515
Cơ quan hành chính:
Quảng Bình
Lĩnh vực:
Điện lực
Tình trạng:
Còn áp dụng

0
33