|
Tìm trong:
|
Tất cả
|
Tiêu đề
Số hồ sơ
|
Cấp thực hiện:
|
|
Lĩnh vực thực hiện:
|
Cơ quan hành chính:
|
|
Lĩnh vực thực hiện:
|
|
|
|
Số hồ sơ: |
T-TGG-062607-TT |
Cơ quan hành chính: |
Tiền Giang |
Lĩnh vực thống kê: |
Y dược cổ truyền |
Cơ quan có thẩm quyền quyết định: |
Sở Y tế Tiền Giang |
Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): |
Không |
Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: |
Sở Y tế Tiền Giang |
Cơ quan phối hợp (nếu có): |
Không |
Cách thức thực hiện: |
Trụ sở cơ quan HC |
Thời hạn giải quyết: |
30 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ |
Đối tượng thực hiện: |
Cá nhân |
Kết quả thực hiện: |
Giấy phép |
Tình trạng áp dụng: |
Còn áp dụng |
Trình tự thực hiện
|
Tên bước
|
Mô tả bước
|
Bước 1:
|
Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật
|
Bước 2:
|
Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Y tế Tiền Giang (Số 04, Hùng Vương, phường 1, TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang).
Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
- Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy hẹn trao cho người nộp.
- Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn một lần bằng văn bản để người đến nộp hồ sơ làm lại cho đúng quy định.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Từ ngày 01 đến ngày 10 hàng tháng (trừ ngày thứ bảy, chủ nhật, lễ nghỉ) trong giờ làm việc.
- Sáng : Từ 7 giờ 00’ đến 11 giờ 30’
- Chiều: Từ 13 giờ 30’ đến 17 giờ 00’
|
Bước 3:
|
Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Y tế Tiền Giang như sau:
- Người nhận kết quả đem phiếu hẹn đến nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả để được nhận kết quả. Công chức trả kết quả viết hóa đơn nộp phí, lệ phí.
- Công chức trả kết quả kiểm tra và yêu cầu người đến nhận kết quả ký nhận vào sổ và trao kết quả cho người đến nhận. Trong trường hợp nhận hộ phải có phiếu nhận hồ sơ và chứng minh thư của người uỷ quyền.
- Thời gian trao trả theo phiếu hẹn
|
Điều kiện thực hiện
|
Nội dung |
Văn bản qui định |
* Điều kiện được cấp và gia hạn giấy phép:
- Điều kiện về nhân sự, cơ sở vật chất:
+ Người nước ngoài làm công việc chuyên môn trong các cơ sở hành nghề y học cổ truyền phải được Sở Y tế cấp giấy phép (Bộ Y tế phân cấp cho các sở y tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) nếu đáp ứng các quy định tại Điều 21, 22 của Nghị định số 103/2003/NĐ-CP (trong đó, các bằng cấp chuyên môn và các giấy tờ khác nếu do cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp hoặc công chứng, chứng thực đều phải được hợp pháp hóa lãnh sự và phải dịch ra tiếng Việt Nam, bản dịch phải được công chức theo quy định của pháp luật Việt Nam. Việc hợp pháp hóa lãnh sự được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 01/1999/TT-NG ngày 03 tháng 6 năm 1999 của Bộ Ngoại giao quy định thể lệ hợp pháp hóa giấy tờ, tài liệu; thầy thuốc là người nước ngoài phải ghi đầy đủ tên bằng chữ nước ngoài, chữ phiên âm, riêng đối với thầy thuốc là người Trung Quốc thì phải có thêm tên gọi theo tiếng Việt Nam)
+ Người nước ngoài trực tiếp khám, chữa bệnh nếu không biết tiếng Việt Nam thành thạo thì phải có phiên dịch đáp ứng yêu cầu theo quy định tại Điều 22 của Nghị định số 103/2003/NĐ-CP
+ Thời hạn giấy phép cho người nước ngoài làm công việc chuyên môn tại cơ sở y, y học cổ truyền tư nhân có thời hạn theo hợp đồng lao động với cơ sở y, y học cổ truyền tư nhân tại Việt Nam, nhưng tối đa không quá 5 năm
+ Trong trường hợp người nước ngoài muốn gia hạn thời gian ngoài làm công việc chuyên môn tại cơ sở y, y học cổ truyền tư nhân phải gửi hồ sơ theo quy định tại mục thành phần hồ sơ này tới Sở Y tế nơi đã cấp phép để được gia hạn hoặc Sở Y tế nơi có cơ sở hành nghề đóng trên địa bàn (đối với trường hợp trước đó do Bộ Y tế đã cấp giấy phép)
+ Cơ sở y học cổ truyền tư nhân chỉ được tuyển người nước ngoài làm việc chuyên môn theo đúng số lượng quy định tại Thông tư số 04/2004/TT-BLĐTBXH ngày 10 tháng 3 năm 2004 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 105/2003/NĐ-CP ngày 17 tháng 9 năm 2003 của Chính phủ về tuyển dụng và quản lý lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và Thông tư số 24/2005/TT-BLĐTBXH ngày 26/9/2005 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư số 04/2004/TT-BLĐTBXH ngày 10 tháng 3 năm 2004 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 105/2003/NĐ-CP ngày 17 tháng 9 năm 2003 của Chính phủ về tuyển dụng và quản lý lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam
+ Khi có sự thay đổi người làm công việc chuyên môn, cơ sở hành nghề y học cổ truyền tư nhân phải báo cáo bằng văn bản với Sở Y tế nơi cấp phép để theo dõi
+ Người làm công việc chuyên môn trong các cơ sở y học cổ truyền tư nhân phải đeo biển tên trong giờ làm việc theo mẫu quy định như sau:
++ Tên cơ sở hành nghề;
++ Họ và tên (người làm công việc chuyên môn)
++ Trình độ chuyên môn
++ Chức danh (nếu có)
++ Ảnh 3 x 4 của người làm công việc chuyên môn
+ Trường hợp người đứng đầu của cơ quan hành nghề y tư nhân không thể trực tiếp điều hành cơ sở vì lý do ốm đau, nghỉ phép, đi học hoặc vì các lý do khác phải thực hiện các quy định sau:
a) Nếu thời gian không thể trực tiếp điều hành cơ sở dưới 3 ngày thì phải ủy quyền bằng văn bản cho người có đủ điều kiện theo quy định tại mục III của Thông tư này thay thế
b) Nếu thời gian không thể trực tiếp điều hành cơ sở trên 3 ngày thì phải ủy quyền bằng văn bản cho người có đủ điều kiện theo quy định tại mục III của Thông tư này thay thế và có văn bản báo cáo Sở Y tế địa phương;
c) Nếu thời gian không thể trực tiếp điều hành cơ sở từ 30 ngày đến 180 ngày thì phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác thay thế, có văn bản báo cáo Sở Y tế và được Sở Y tế chấp thuận bằng văn bản
d) Nếu thời gian không thể trực tiếp điều hành cơ sở trên 180 ngày thì cơ sở hành nghề y tư nhân phải làm thủ tục xin cấp chứng chỉ hành nghề cho người đứng đầu thay thế
đ) Tùy theo yêu cầu của từng hình thức tổ chức hành nghề, người được ủy quyền thay thế theo quy định tại các điểm a, b, c, d khoản 6 của Mục này phải có đủ các điều kiện theo quy định tại Mục III của Thông tư này;
e) Khuyến khích cơ sở hành nghề y, dược tư nhân có 2 người có chứng chỉ hành nghề y tư nhân để có thể thay thế khi cần thiết. Trường hợp cơ sở có hai người có chứng chỉ hành nghề y tư nhân thì khi người có chứng chỉ hành nghề là người đứng đầu đi vắng thì có thể ủy quyền cho người khác có chứng chỉ hành nghề và báo cáo bằng văn bản cho Sở Y tế địa phương biết
- Phạm vi hành nghề:
Khám, chữa bệnh theo các chuyên khoa đã được Sở Y tế cho phép |
|
Đơn xin cấp hoặc gia hạn giấy phép |
Bản sao công chứng văn bằng chuyên môn do nước sở tại cấp (các bằng cấp chuyên môn và các giấy tờ khác nếu do cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp hoặc công chứng, chứng thực đều phải được hợp pháp hóa lãnh sự và phải dịch ra tiếng Việt Nam, bản dịch phải được công chứng theo quy định của pháp luật Việt Nam. Việc hợp pháp hóa lãnh sự được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 01/1999/TT-NG ngày 03 tháng 6 năm 1999 của Bộ Ngoại giao quy định thể lệ hợp pháp hóa giấy tờ, tài liệu) |
Bản sao công chứng Chứng chỉ hành nghề hoặc Giấy xác nhận đã hành nghề trên 03 năm (tính đến thời điểm xin cấp phép) do nước sở tại cấp |
Giấy chứng nhận đủ sức khỏe hành nghề theo quy định |
Lý lịch tư pháp được cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại xác nhận mà không thuộc đối tượng quy định tại điều 6 của Pháp lệnh hành nghề y, dược tư nhân |
Bản sao công chứng giấy phép lao động do cơ quan quản lý nhà nước về lao động Việt Nam cấp |
Số bộ hồ sơ:
1 bộ |
TTHC bị sửa đổi, bổ sung - [0]
...
TTHC bị thay thế - [0]
...
TTHC bổ trợ - [0]
...
TTHC đang xem
Cấp và gia hạn giấy phép cho người nước ngoài khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền tại Việt Nam - Tiền Giang
Số hồ sơ:
T-TGG-062607-TT
Cơ quan hành chính:
Tiền Giang
Lĩnh vực:
Y dược cổ truyền
TTHC sửa đổi, bổ sung - [0]
...
TTHC thay thế - [0]
...
TTHC gần nội dung - [1]
|