Những Thủ tục hành chính này THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã ngừng cập nhật từ ngày 11/06/2017, quý khách vui lòng cân nhắc trước khi sử dụng.

Hỗ trợ

Hỗ trợ Pháp Lý
Hỗ trợ Dịch Vụ
ĐT: (028) 3930 3279
DĐ: 0906 22 99 66
 

Tìm trong: Tất cả Tiêu đề Số hồ sơ
Cấp thực hiện: Lĩnh vực thực hiện:   
Kết quả phải: Có tất cả các từ trên Chính xác cụm từ trên
Cơ quan hành chính: Lĩnh vực thực hiện:

Số hồ sơ: T-VTB-234065-TT
Cơ quan hành chính: Bà Rịa – Vũng Tàu
Lĩnh vực thống kê: Dạy nghề
Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Lao động – Thương binh và xã hội tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không
Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Lao động-Thương binh và xã hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Cơ quan phối hợp (nếu có): Không
Cách thức thực hiện: Trụ sở cơ quan HC
Thời hạn giải quyết: Không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp không cấp thì phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do
Đối tượng thực hiện: Cá nhân và Tổ chức
Kết quả thực hiện: Giấy chứng nhận
Tình trạng áp dụng: Còn áp dụng
Trình tự thực hiện
Tên bước Mô tả bước
Bước 1: Tổ chức chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật
Bước 2: Nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, (tầng trệt, khu trung tâm Hành chính-Chính trị tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, số 11 đường Trường Chinh, phường Phước Trung, thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu).
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý về nội dung hồ sơ.
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết phiếu hẹn ngày trả kết quả
+ Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hướng dẫn để người đến nộp bổ sung đầy đủ theo quy định
Bước 3: Nhận kết quả tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, (Tầng trệt, khu trung tâm Hành chính-Chính trị tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, số 11 đường Trường Chinh, phường Phước Trung, thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu).
Khi đến nhận kết quả đại diện của tổ chức phải xuất trình Phiếu hẹn và giấy giới thiệu của cơ quan, đơn vị.
Cán bộ giao trả kết quả kiểm trả Phiếu hẹn, giấy giới thiệu và trả kết quả cho người đến nhận.
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Các ngày làm việc trong tuần từ thứ 2 đến thứ 6 (Buổi sáng từ 7giờ 30 đến 11giờ 30, buổi chiều từ 13 giờ 30 đến 16 giờ 30), trừ ngày lễ
Điều kiện thực hiện
Nội dung Văn bản qui định
* Đối với các nghề đào tạo trình độ trung cấp nghề:
+ Các nghề đăng ký hoạt động phải có trong danh mục nghề đào tạo do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
Trường hợp các nghề đào tạo chưa có trong danh mục nghề đào tạo thì nhà trường phải báo cáo Bộ chuyên ngành để có văn bản đề nghị Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành bổ sung vào danh mục nghề đào tạo trước khi đăng ký hoạt động dạy nghề
+ Có cơ sở vật chất phù hợp với nghề, quy mô, trình độ đào tạo và được thiết kế xây dựng theo Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXD VN 60: 2003 “Trường dạy nghề - Tiêu chuẩn thiết kế” được ban hành theo Quyết định số 21/2003/QĐ-BXD ngày 28 tháng 7 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, cụ thể:
Có đủ phòng học lý thuyết đáp ứng quy mô đào tạo theo quy định. Lớp học lý thuyết không quá 35 học sinh, sinh viên.
Có phòng, xưởng thực hành đáp ứng được yêu cầu thực hành theo chương trình dạy nghề. Lớp học thực hành không quá 18 học sinh, sinh viên.
+ Có đủ thiết bị dạy nghề phù hợp với nghề, quy mô và trình độ đào tạo. Các thiết bị đào tạo chính phải đạt mức tương đương trình độ công nghệ của sản xuất, dịch vụ hiện tại; đảm bảo đủ số lượng đáp ứng các nghề và quy mô đào tạo đã đăng ký;
+ Có đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý đủ về số lượng, phù hợp với cơ cấu nghề và trình độ đào tạo; đạt tiêu chuẩn, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề và nghiệp vụ sư phạm dạy nghề; bảo đảm thực hiện mục tiêu, chương trình dạy nghề, trong đó:
Tỷ lệ học sinh, sinh viên quy đổi trên giáo viên quy đổi tối đa là 20 học sinh, sinh viên trên 01 giáo viên;
Tỷ lệ giáo viên cơ hữu ít nhất là 70% đối với Trường trung cấp nghề công lập; 50% đối với trường trung cấp nghề tư thục; phải có giáo viên cơ hữu cho từng nghề được tổ chức đào tạo.
+ Có đủ chương trình dạy nghề được xây dựng trên cơ sở của chương trình khung do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
* Đối với các nghề đào tạo trình độ sơ cấp nghề:
+ Có cơ sở vật chất, thiết bị phù hợp với nghề, quy mô, trình độ đào tạo sơ cấp nghề. Diện tích phòng học lý thuyết tối thiểu đạt 1,3 m2/01 học sinh quy đổi; diện tích phòng học thực hành tối thiểu đạt 2,5 m2/ 01 học sinh quy đổi
+ Có đủ chương trình, học liệu dạy nghề theo quy định
+ Có đội ngũ giáo viên đạt tiêu chuẩn, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề và nghiệp vụ sư phạm theo quy định của pháp luật; đảm bảo tỷ lệ học sinh quy đổi trên giáo viên quy đổi tối đa là 20 học sinh trên 01 giáo viên; có giáo viên cơ hữu cho nghề được tổ chức đào tạo
Công văn đăng ký hoạt động dạy nghề theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư số 29/2011/TT-BLĐTBXH ngày 24 tháng 10 năm 2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Báo cáo thực trạng về một số điều kiện đảm bảo cho hoạt động dạy nghề theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư số 29/2011/TT-BLĐTBXH ngày 24 tháng 10 năm 2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Bản sao có chứng thực Quyết định thành lập trường hoặc quyết định cho phép thành lập trường
Bản sao có chứng thực Điều lệ trường đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt
Số bộ hồ sơ: 1 bộ
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai Văn bản qui định
Báo cáo thực trạng về một số điều kiện đảm bảo cho hoạt động dạy nghề
Tải về
Công văn đăng ký hoạt động dạy nghề
Tải về
TTHC bị sửa đổi, bổ sung - [0]
...
TTHC bị thay thế - [0]
...
TTHC bổ trợ - [0]
...

0
32