|
Tìm trong:
|
Tất cả
|
Tiêu đề
Số hồ sơ
|
Cấp thực hiện:
|
|
Lĩnh vực thực hiện:
|
Cơ quan hành chính:
|
|
Lĩnh vực thực hiện:
|
|
|
|
Số hồ sơ: |
T-LDG-BS226 |
Cơ quan hành chính: |
Lâm Đồng |
Lĩnh vực thống kê: |
Y tế |
Cơ quan có thẩm quyền quyết định: |
Không |
Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): |
Không |
Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: |
Phòng Y tế các huyện, thành phố; Sở Y tế |
Cơ quan phối hợp (nếu có): |
Không |
Cách thức thực hiện: |
Trụ sở cơ quan HC, Qua bưu điện |
Thời hạn giải quyết: |
30 ngày làm việc kể từ ngày Phòng Y tế huyện, thành phố nhận được hồ sơ hợp lệ |
Đối tượng thực hiện: |
Tổ chức |
Kết quả thực hiện: |
Giấy phép hoạt động cho trạm, điểm sơ cấp cứu chữ thập đỏ |
Tình trạng áp dụng: |
Còn áp dụng |
Trình tự thực hiện
|
Tên bước
|
Mô tả bước
|
Bước 1:
|
- Trạm, điểm cấp cứu chữ thập đỏ gửi 01 bộ hồ sơ đến Phòng Y tế huyện, thành phố nơi đặt trụ sở;
- Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Phòng Y tế có văn bản hướng dẫn trạm, điểm sơ cấp cứu chữ thập đỏ hoàn thiện hồ sơ;
|
Bước 2:
|
Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Y tế phải thành lập tổ thẩm định để tổ chức thẩm định và có biên bản thẩm định gửi Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả (bộ phận “Một cửa”) của Sở Y tế theo mẫu quy định tại Phụ lục số 3 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2014/TT-BYT ngày 02/6/2014 của Bộ Y tế. Tổ thẩm định do trưởng Phòng Y tế làm tổ trưởng, các thành viên bao gồm: đại diện lãnh đạo trung tâm y tế huyện và trưởng trạm y tế xã, phường, thị trấn nơi đặt trạm, điểm sơ cấp cứu.
|
Bước 3:
|
- Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được biên bản thẩm định của Phòng Y tế (ghi trên số theo dõi tiếp nhận hồ sơ của Sở Y tế), Giám đốc Sở Y tế phải cấp giấy phép hoạt động cho trạm, điểm sơ cấp cứu chữ thập đỏ theo mẫu quy định tại Phụ lục số 4 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2014/TT-BYT ngày 02/6/2014 của Bộ Y tế. Trường hợp không đủ điều kiện cấp giấy phép phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Sở Y tế thông báo kết quả giải quyết thủ tục hành chính cho Phòng Y tế huyện, thành phố và cơ sở trạm, điểm cấp cứu chữ thập đỏ đã nộp hồ sơ.
|
Bước 4:
|
Trạm, điểm cấp cứu chữ thập đỏ nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại Phòng Y tế huyện, thành phố nơi đặt trụ sở.
|
Điều kiện thực hiện
|
Nội dung |
Văn bản qui định |
1.9.1. Điều kiện hoạt động đối với trạm sơ cấp cứu chữ thập đỏ
1.9.1.1. Cơ sở vật chất:
a) Có địa điểm cố định, có phòng sơ cấp cứu diện tích tối thiểu là 10 m2;
b) Bảo đảm điều kiện về vệ sinh môi trường, quản lý chất thải, phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật;
c) Có đủ điện, nước phục vụ sơ cấp cứu;
d) Có biển báo, biểu tượng, cờ chữ thập đỏ;
đ) Có số điện thoại liên lạc thường xuyên;
e) Có sổ ghi chép, phiếu sơ cấp cứu theo mẫu chung của Hội Chữ thập đỏ và sổ ghi chép được lưu trữ tại trạm sơ cấp cứu chữ thập đỏ.
1.9.1.2. Trang thiết bị sơ cấp cứu:
a) Bộ nẹp cố định gãy xương;
b) Bông, băng, băng ga rô, gạc, cồn sát trùng;
c) Túi cứu thương;
d) Tủ đựng dụng cụ sơ cấp cứu;
đ) Cáng cứu thương;
e) Xe cứu thương (nếu có).
1.9.1.3. Nhân lực: Có tối thiểu 03 tình nguyện viên cấp II làm việc tại trạm, trong đó có 01 tình nguyện viên chuyên trách làm việc toàn thời gian tại trạm.
1.9.1.4. Phạm vi hoạt động chuyên môn:
a) Được thực hiện các kỹ thuật sơ cấp cứu theo Danh mục quy định tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Không được sử dụng thuốc trong sơ cấp cứu chữ thập đỏ.
1.9.1.5. Địa điểm đặt trạm sơ cấp cứu chữ thập đỏ: Trạm sơ cấp cứu chữ thập đỏ phải được đặt tại địa điểm thuận tiện giao thông, nơi thường xuyên xảy ra tai nạn để kịp thời thực hiện các hoạt động sơ cấp cứu khi tai nạn xảy ra.
1.9.2. Điều kiện hoạt động đối với điểm sơ cấp cứu chữ thập đỏ
1.9.2.1. Cơ sở vật chất:
a) Có địa điểm cố định, có phòng sơ cấp cứu diện tích tối thiểu 6 m2;
b) Có biển báo, biểu tượng, cờ chữ thập đỏ;
c) Có số điện thoại liên lạc thường xuyên;
d) Có sổ ghi chép, phiếu sơ cấp cứu theo mẫu chung của Hội Chữ thập đỏ và sổ ghi chép được lưu trữ tại điểm sơ cấp cứu chữ thập đỏ.
1.9.2.2. Trang, thiết bị sơ cấp cứu:
a) Bộ nẹp cố định gãy xương;
b) Bông, băng, băng ga rô, cồn sát trùng, gạc;
c) Túi cứu thương;
d) Cáng cứu thương.
1.9.2.3. Nhân lực: Có tối thiểu 02 tình nguyện viên cấp I làm việc tại điểm.
1.9.2.4. Phạm vi hoạt động chuyên môn:
a) Được thực hiện các kỹ thuật sơ cấp cứu theo Danh mục quy định tại Bảng 1 Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Trường hợp điểm sơ cấp cứu chữ thập đỏ có tình nguyện viên cấp II thì được thực hiện các kỹ thuật sơ cấp cứu theo Danh mục quy định tại Bảng 1 và Bảng 2 của Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Không được sử dụng thuốc trong sơ cấp cứu chữ thập đỏ.
1.9.2.5. Địa điểm đặt điểm sơ cấp cứu chữ thập đỏ: Điểm sơ cấp cứu chữ thập đỏ phải được đặt tại địa điểm phù hợp, có thể đặt tại nhà dân, tại nơi thường xuyên xảy ra tai nạn để kịp thời thực hiện nhanh chóng các hoạt động sơ cấp cứu. |
|
Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động theo mẫu quy định tại Phụ lục số 2a ban hành kèm theo Thông tư số 17/2014/TT-BYT ngày 02/6/2014 của Bộ Y tế |
Bản sao có chứng thực quyết định thành lập trạm, điểm sơ cấp cứu chữ thập đỏ |
Hợp đồng cho thuê địa điểm hoặc giấy cam kết đồng ý cho mượn của chủ địa điểm hoặc người quản lý nơi đặt trạm, điểm sơ cấp cứu chữ thập đỏ |
Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận chuyên môn của nhân sự làm việc tại trạm, điểm sơ cấp cứu chữ thập đỏ |
Quy chế hoạt động của trạm, điểm sơ cấp cứu |
Báo cáo nguồn tài chính để đảm bảo kinh phí hoạt động của trạm, điểm sơ cấp cứu chữ thập đỏ |
Số bộ hồ sơ:
1 bộ |
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai
|
Văn bản qui định
|
Biên bản thẩm định trạm, điểm sơ cấp cứu chữ thập đỏ
Tải về
|
|
Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động
Tải về
|
|
TTHC bị sửa đổi, bổ sung - [0]
...
TTHC bị thay thế - [0]
...
TTHC bổ trợ - [0]
...
TTHC đang xem
Cấp giấy phép hoạt động (lần đầu) cho các trạm, điểm sơ cấp cứu chữ thập đỏ - Lâm Đồng
Cơ quan hành chính:
Lâm Đồng
TTHC sửa đổi, bổ sung - [0]
...
TTHC thay thế - [0]
...
TTHC gần nội dung - [4]
|