Những Thủ tục hành chính này THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã ngừng cập nhật từ ngày 11/06/2017, quý khách vui lòng cân nhắc trước khi sử dụng.

Hỗ trợ

Hỗ trợ Pháp Lý
Hỗ trợ Dịch Vụ
ĐT: (028) 3930 3279
DĐ: 0906 22 99 66
 

Tìm trong: Tất cả Tiêu đề Số hồ sơ
Cấp thực hiện: Lĩnh vực thực hiện:   
Kết quả phải: Có tất cả các từ trên Chính xác cụm từ trên
Cơ quan hành chính: Lĩnh vực thực hiện:

Số hồ sơ: B-BTM-061993-TT
Cơ quan hành chính: Bộ Tài nguyên và Môi trường
Lĩnh vực thống kê: Môi trường
Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Tài nguyên và Môi trường
Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Chi cục Bảo vệ Môi trường
Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng/bộ phận chuyên môn về quản lý chất thải rắn của Chi cục Bảo vệ môi trường
Cơ quan phối hợp (nếu có): Phòng Tài nguyên và Môi trường quận/huyện nơi có cơ sở đăng ký
Cách thức thực hiện: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đăng ký hành nghề xử lý, tiêu hủy chất thải nguy hại trực tiếp tại Văn phòng tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương nơi đăng ký hoạt động
Thời hạn giải quyết: Xem xét sự đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ và thông báo yêu cầu tổ chức, cá nhân sửa đổi, bổ sung hồ sơ nếu có (12 ngày)
Đánh giá sự đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ và yêu cầu tổ chức, cá nhân tiếp tục sửa đổi, bổ sung nếu cần thiết (7 ngày)
Đánh giá kết quả vận hành thử nghiệm thiết bị/hệ thống xử lý, tiêu huỷ chất thải nguy hại của tổ chức, cá nhân đăng ký hành nghề xử lý chất thải nguy hại (12 ngày)
Thẩm định điều kiện hành nghề và cấp Giấy phép (30 ngày)
* Lưu ý: thời hạn giải quyết không tính thời gian tổ chức, cá nhân chỉnh sửa, hoàn thiện hồ sơ, báo cáo kết quả vận hành thử nghiệm và thời gian kiểm tra cơ sở của tổ chức, cá nhân đăng ký cấp phép
Đối tượng thực hiện: Cá nhân và Tổ chức
Kết quả thực hiện: Giấy phép hành nghề xử lý, tiêu huỷ chất thải nguy hại
Tình trạng áp dụng: Còn áp dụng
Trình tự thực hiện
Tên bước Mô tả bước
Bước 1: Tổ chức, cá nhân đăng ký cấp mới Giấy phép hành nghề xử lý, tiêu hủy chất thải nguy hại trong địa bàn một tỉnh nộp 03 (ba) bộ hồ sơ đăng ký tại Văn phòng tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tài nguyên và Môi trường của tỉnh,thành phố trực thuộc trung ương
Bước 2: Phòng/bộ phận chuyên môn về quản lý chất thải rắn của Chi cục Bảo vệ môi trường là đơn vị tiếp nhận hồ sơ từ Văn phòng tiếp nhận và trả kết quả để thụ lý và giải quyết theo thẩm quyền
Bước 3: Cán bộ thụ lý kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ và thông báo tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ nếu hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ (Trong quá trình xem xét cấp phép, cơ quan cấp phép có thể sử dụng hệ thống thông tin hoặc thư điện tử để thông báo, trao đổi thông tin với tổ chức, cá nhân đăng ký hành nghề)
Bước 4: Hướng dẫn tổ chức, cá nhân lập kế hoạch vận hành thử nghiệm thiết bị/hệ thống xử lý, tiêu huỷ chất thải nguy hại
Bước 5: Thành lập Hội đồng tư vấn cấp phép và lập kế hoạch kiểm tra cơ sở của tổ chức, cá nhân đăng ký hành nghề
Bước 6: Khảo sát cơ sở của tổ chức, cá nhân và họp Hội đồng tư vấn cấp phép
Bước 7: Tổ chức, cá nhân đăng ký hành nghề xử lý, tiêu hủy chất thải nguy hại nộp hồ sơ cho cơ quan cấp phép sau khi đã hoàn thiện các yêu cầu của Hội đồng tư vấn cấp phép
Bước 8: Ban hành Giấy phép hành nghề xử lý, tiêu hủy chất thải nguy hại (theo mẫu quy định tại Phụ lục 2, B.3) và mã số quản lý chất thải nguy hại cho tổ chức, cá nhân đủ điều kiện
Bước 9: Phòng/bộ phận chuyên môn chuyển bộ hồ sơ hợp lệ và Giấy phép hành nghề xử lý, tiêu huỷ chất thải nguy hại về Văn phòng tiếp nhận và trả kết quả
Bước 10: Văn phòng tiếp nhận và trả kết quả chịu trách nhiệm trao bộ hồ sơ hợp lệ và Giấy phép cho tổ chức, cá nhân đăng ký cấp mới giấy phép hành nghề xử lý, tiêu huỷ chất thải nguy hại
Điều kiện thực hiện
Nội dung Văn bản qui định
+ Có Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án xử lý, tiêu huỷ CTNH được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hoặc Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường được cơ quan có thẩm quyền xác nhận (được cấp trước đây). Đối với các cơ sở hoạt động sau ngày 01 tháng 7 năm 2006 đến ngày Thông tư số 04/2008/TT-BTNMT có hiệu lực nhưng chưa thực hiện quy định về lập, thẩm định và phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường thì phải lập Đề án bảo vệ môi trường và trình cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường để phê duyệt
+ Cơ sở xử lý, tiêu huỷ CTNH phải đáp ứng được các điều kiện quy định tại Điều 74 của Luật Bảo vệ môi trường năm 2005
+ Khu chôn lấp CTNH (nếu có) phải tuân thủ các quy định tại Điều 75 của Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 và các quy định, tiêu chuẩn hiện hành có liên quan
+ Phương pháp, công nghệ, phương tiện, thiết bị chuyên dụng cho việc xử lý, tiêu huỷ CTNH phải phù hợp với đặc tính hóa học, vật lý, sinh học của từng loại CTNH đăng ký xử lý, tiêu huỷ; được lắp đặt thiết bị cảnh báo và xử lý khẩn cấp sự cố khi vận hành; có khả năng tự động ngắt khi ở tình trạng vận hành không an toàn
+ Phương tiện, thiết bị chuyên dụng cho việc lưu giữ tạm thời, chuyên chở trong nội bộ phải đáp ứng được các yêu cầu sau đây
Được thiết kế bảo đảm phòng ngừa rò rỉ hoặc phát tán CTNH vào môi trường, không làm lẫn các loại CTNH với nhau; được chế tạo từ các vật liệu không có khả năng tương tác, phản ứng với CTNH
Có dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6707-2000 về “Chất thải nguy hại - Dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa”
+ Có hệ thống, thiết bị, biện pháp kỹ thuật kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường
+ Có hệ thống quan trắc môi trường tự động theo yêu cầu của cơ quan phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc của cơ quan cấp phép
+ Có ít nhất hai cán bộ kỹ thuật có trình độ từ cao đẳng trở lên thuộc chuyên ngành hóa học, môi trường hoặc tương đương (trường hợp chủ nguồn thải đăng ký chỉ xử lý, tiêu huỷ CTNH của mình thì chỉ cần một cán bộ) để đảm nhiệm việc quản lý, điều hành, tập huấn về chuyên môn, kỹ thuật tại cơ sở xử lý, tiêu huỷ; có đủ đội ngũ nhân viên vận hành được tập huấn để bảo đảm vận hành an toàn các phương tiện, thiết bị; đội trưởng đội ngũ vận hành có trình độ từ trung cấp kỹ thuật trở lên thuộc chuyên ngành hoá học, môi trường hoặc tương đương (trường hợp chủ nguồn thải đăng ký chỉ xử lý, tiêu huỷ CTNH của mình thì đội trưởng có thể do một cán bộ kỹ thuật kiêm nhiệm)
+ Đã xây dựng các quy trình, kế hoạch, chương trình sau
Quy trình vận hành an toàn công nghệ, phương tiện, thiết bị chuyên dụng
Kế hoạch kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường
Chương trình giám sát môi trường, giám sát vận hành và đánh giá hiệu quả xử lý, tiêu huỷ CTNH
Kế hoạch về an toàn lao động và bảo vệ sức khoẻ cho cán bộ, nhân viên;
Kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố
Kế hoạch đào tạo định kỳ hàng năm cho cán bộ, nhân viên về: vận hành an toàn các công nghệ, phương tiện, thiết bị chuyên dụng; bảo vệ môi trường; an toàn lao động và bảo vệ sức khoẻ; phòng ngừa và ứng phó sự cố
Kế hoạch xử lý ô nhiễm và bảo vệ môi trường khi chấm dứt hoạt động
Đơn đăng ký hành nghề xử lý, tiêu huỷ chất thải nguy hại theo mẫu tại Phụ lục 2 (B.1)
Hồ sơ, giấy tờ kèm theo đơn đăng ký hành nghề xử lý, tiêu hủy chất thải nguy hại tại Phụ lục 2 (B.2) của Thông tư 12/2006/TT-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường
Số bộ hồ sơ: 3 bộ
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai Văn bản qui định
Các hồ sơ, giấy tờ kèm theo Đơn đăng ký hành nghề xử lý, tiêu huỷ CTNH
Tải về
Đơn đăng ký hành nghề xử lý, tiêu huỷ chất thải nguy hại (cấp mới/gia hạn/điều chỉnh giấy phép)
Tải về
Tên phí Mức phí Văn bản qui định
Có thu lệ phí mức phí quy định cụ thể tại từng địa phương
TTHC liên quan nội dung
TTHC liên quan hiệu lực
TTHC bị sửa đổi, bổ sung - [0]
...
TTHC bị thay thế - [0]
...
TTHC bổ trợ - [0]
...
TTHC đang xem
Cấp mới Giấy phép hành nghề xử lý, tiêu hủy chất thải nguy hại - Bộ Tài nguyên và Môi trường
Số hồ sơ:
B-BTM-061993-TT
Cơ quan hành chính:
Bộ Tài nguyên và Môi trường
Lĩnh vực:
Môi trường
Tình trạng:
Còn áp dụng

0
22